UNITED CHEMICAL & ENVIRONMENT TECHNOLOGY CO., LTD

Contact (Zalo, WeChat): 0918.676.245 ky@uce.com.vn   (Zalo): 0937.626.245 sales@uce.com.vn

Qúy Anh Chị có thể nghe nội dung này tại đây:

Khi nước được gia nhiệt đến điểm sôi, hơi nước sẽ bốc hơi còn tạp chất, cặn bẩn có trong nước lò hơi sẽ lắng lại và tích tụ trong lò, lâu dần gây nên hiện tượng tắc nghẽn, ăn mòn. Chính vì thế, để kiểm soát chất lượng nguồn nước cấp cũng như hạn chế tối đa hiện tượng tắc nghẽn, ăn mòn, sử dụng hóa chất xử lý nước lò hơi là việc quan trọng nên làm.

Xử lý nước lò hơi bằng hóa chất

Xử lý nước lò hơi bằng hóa chất

1. Tại sao nên xử lý nước lò hơi?

Việc xử lý nước lò hơi không khó, cũng không dễ. Trong thời gian qua, chúng tôi đã thảo luận, trả lời, hướng dẫn tại các nhà máy, qua online và mang lại sự tự chủ cho người vận hành và giám sát trực tiếp. Tuy nhiên, nên dành thời gian để nắm rõ các vấn đề cơ bản sau để việc thảo luận sâu hơn dễ dàng và nhanh chóng hơn.

1.1. Các thành phần có từ nguồn nước

Đầu tiên, cần phân biệt nước và H2O (phân tử nước).

Nước
(chứa nhiều thành phần)
= 1 H2O (thành hơi nước).
2 Khí hòa tan CO2, O2,…
3 Ion dương Ca, Mg, Fe,…
4 Ion âm CO3, SO4, Cl, Si,…
5 Hợp chất không ion.
6 Chất lơ lửng.
7 Hợp chất hữu cơ, mùi, Cl2,…
8 Vi sinh vật,…

-Trong đó, khi gia nhiệt đến nhiệt độ sôi thì H2O thành hơi, CO2 và 1 số khí hoàn tan khác bay theo hơi nhưng ở dạng Ion hóa gây ăn mòn đường ống, tất cả chất còn lại tích tụ trong lò gây ra ăn mòn, cặn bám,…

-Trong quá trình vận hành mà thành phần từ 3 – 7 vượt mức cho phép thì cũng sẽ bay theo hơi gây sự cố cho đường ống và chất lượng hơi.

-Xử lý nước lò hơi là đầu tiên bằng mọi cách ngăn ngừa tối đa các chất này trước khi đi vào lò, sau đó, dùng hóa chất xử lý nước lò hơi và vận hành tốt các chỉ số nước để ngăn ngừa phần còn lại, tránh sự cố cho toàn hệ thống.

Mô hình xử lý nước lò hơi

Sơ đồ chung xử lý nước lò hơi

1.2. Mục đích xử lý nước lò hơi

Mục đích xử lý nước lò hơi là để:

1- Chống cặn bám để nâng cao hiệu quả truyền nhiệt – hiệu suất lò, tiết kiệm nhiên liệu đốt.

2- Chống ăn mòn xảy ra trong lò và đường hơi – dây chuyền sản xuất, kéo dài tuổi thọ lò cùng thiết bị, đảm bảo vấn đề an toàn khi vận hành.

3- Tránh sôi bồng, đảm bảo chất lượng hơi nước tốt cho sản xuất.

4- Giảm xả đáy để tiết kiệm năng lượng và chi phí vì đơn giá m3 nước lò đắt hơn rất nhiều so với nước chưa xử lý hoặc chưa vào lò.

5- Hạn chế dừng lò bảo trì vì vừa tốn thời gian, vừa tốn chi phí.

6- Thân thiện với môi trường vì hạn chế việc tẩy rửa bằng hóa chất.

Ngược lại, không xử lý nước lò hơi thì phải tẩy cáu cặn lò hơi nếu không sẽ làm giảm tuổi thọ lò và tăng chi phí bảo trì.

2. Xử lý nước cấp cho lò hơi

2.1. Các thành phần gây hại có trong nước cấp

Phân tích nguồn nước để có phương án xử lý phù hợp sao cho nước cấp vào lò càng tốt thì chi phí hóa chất xử lý nước lò hơi càng giảm, giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Sau đây là các nguyên nhân gây ra sự cố trong cấp nước và cách xử lý.

Thành phần chính Nguy hại Xử lý kết hợp bên ngoài lò
pH thấp, cao Ăn mòn, cặn bám. Kiểm soát độ kiềm trong lò.
Ca + Mg (độ cứng) Cặn bám, lắng đọng. Làm mềm để giảm cặn bám lò và lắng đọng.
Chất lơ lửng Cặn. Lọc cát, lọc màng UF.
Oxy, CO2, các khí hòa tan Ăn mòn lò, đường hơi, đường hồi. Khử khí để hạn chế hóa chất chống ăn mòn và đường hơi.
Silica, SO4 Cặn bám. RO, DI Mixed Bed; EDI  tùy thuộc vào áp lò
Chloride Ăn mòn.
Tổng chất rắn hoàn tan – TDS Cặn bám, ăn mòn.
Clo – Chlorine Ăn mòn. Lọc than.
Nước bay theo hơi Mang chất bẩn theo hơi. Thiết kế lò tốt.

Các thông tin trên chỉ là tham khảo, tùy theo nguồn nước và những yêu cầu khác để có thiết bị xử lý nước phù hợp với chi phí đầu tư, vận hành thấp nhất.

2.2. Nên xử lý nước cấp đến mức độ nào?

Xử lý nước cấp càng tốt thì chi phí hóa chất xử lý nước lò hơi càng giảm nhưng cũng đồng nghĩa với việc chi phí đầu tư cao, do đó, nên xem xét một cách tổng thể để mang lại hiệu quả tốt nhất.

1- Chi phí đầu tư và vận hành xử lý nước để tránh cặn bám, tổn thất nhiệt do độ dày của cặn trong lò. Trong đó, 3 thành phần gây tổn thất nhiều nhất là Silica, Sắt và Canxi.

Ví dụ:

– Nếu chỉ lắp hệ làm mềm để giải quyết Ca + Mg thì chi phí thấp nhưng có thể gặp sự cố cặn Silica và Sắt trong lò gây tổn thất nhiệt, phải tổn thất nước xả đáy lò để duy trì Silica, Sắt trong lò không vượt mức cho phép và bay theo hơi.

– Lắp hệ thống lọc nước RO (hoặc xử lý nước DI Mixed Bed) thì không còn Canxi, Silica, Sắt trong lò, sẽ không bị tổn thất nhiệt do độ dày cặn và ít xả đáy, chất lượng hơi tốt nhưng chi phí đầu tư, vận hành cao.

2- Các thí nghiệm về tổn thất năng lượng liên quan độ dày từng loại cặn, chẳng hạn, cùng độ dày 0.8 mm thì cặn Silica với Sắt gây tổn thất 7%, cặn Sắt 3%, cặn Canxi là 2%.

Độ dày cặn tỷ lệ thuận tổn thất năng lượng

Độ dày cặn tỷ lệ thuận tổn thất năng lượng

3- Trong trường hợp bắt buộc phải lọc nước hệ thống RO nhưng lại không xử lý bằng RO thì có thể phải tổn thất năng lượng do xả đáy tăng từ 5 – 10%, chưa kể đến cặn Silica bám không chỉ gây thêm tổn thất nhiệt mà còn rất khó vệ sinh.

4- Có nhiều trường hợp, Silica và kim loại nặng đầu vào không quá cao nhưng cũng sẽ gây cặn, cần thông qua biện pháp sử dụng hóa chất xử lý nước lò hơi để tránh cặn, chẳng hạn, NB-300Si kiểm soát tốt Silica trong lò 300 ppm, NB-A900 thì phù hợp cho kim loại nặng (không bị cặn),… vừa tiết kiệm năng lượng, vừa tránh đầu tư hệ thống lọc nước RO (hoặc DI Mixed Bed) cho nguồn nước đầu vào.

Liên lạc với chúng tôi để phân tích bài toán năng lượng và mang lại hiệu quả cao nhất!

3. Phân loại để sử dụng hiệu quả hóa chất xử lý nước lò hơi

3.1. Công dụng của hóa chất xử lý nước lò hơi

1- Chống cặn bám, lắng đọng, giữ cho bề mặt kim loại luôn sạch.

2- Chống ăn mòn do oxy hòa tan, pH thấp, pH cao.

3- Giữ ổn định nước lò, chống sôi bồng làm cho tạp chất bay theo hơi.

4- Chống ăn mòn cho đường hơi, thiết bị sản xuất và đường hồi.

3.2. Dùng bao nhiêu loại hóa chất là đủ?

Những hóa chất xử lý nước lò hơi còn gọi là hóa chất lò hơi hoặc hóa chất nồi hơi, được phân chia tùy thuộc vào các yếu tố chất lượng nước cấp, năng suất lò, nhiệt độ của bồn khử khí, lượng nước hồi,… Có thể 1 sản phẩm sẽ có đầy đủ các tính năng như trên hoặc tách riêng ra để tối ưu hóa sử dụng. Nhưng nhìn chung, năng suất lò càng nhỏ thì có thể dùng 1 sản phẩm đầy đủ các tính năng, năng suất càng lớn thì nên tách ra thành 2 – 4 loại riêng biệt.

Vấn đề được quan tâm nhiều nhất là làm sao tiết kiệm cho việc xử lý nước lò hơi – Đó là nước cấp vào lò càng tốt thì chi phí hóa chất xử lý nước lò hơi càng giảm.

Nồng độ hóa chất sử dụng khác nhau khi chất lượng nước bổ sung khác nhau.

LƯỢNG HÓA CHẤT SỬ DỤNG PHỤ THUỘC VÀO CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP LÒ
Stt Tính năng hóa chất Chất lượng nước cấp Nồng độ hóa chất, kg / m3
1

Chống ăn mòn trong lò và bồn nước cấp

NB-C503; Ultra-C100…

Không khử khí 0.1 – 0.3
Khử khí tốt 0.05 – 0.1
2

Chống cáu cặn, phân tán trong lò

NB-S503; NB-A900; NB-300Si…

Nước mềm 0.07- 0.2
Nước RO, DI 0.05 – 0.07
3

Chống ăn mòn đường hơi, ngưng tụ

NB-M532; NB-N356..

Không khử khí 0.03 – 0.1
Khử khí tốt 0.01 – 0.05

4. Quy trình sử dụng hóa chất xử lý nước lò hơi

Những giai đoạn của lò hơi cần được xử lý và bảo trì khác nhau, các bước xử lý cho hệ thống lò hơi cần phụ thuộc vào từng giai đoạn.

MỘT SỐ LOẠI HÓA CHẤT LÒ HƠI  THƯỜNG DÙNG Ở CÁC GIAI ĐOẠN KHÁC NHAU
I Hóa chất xử lý ban đầu cho lò hơi mới NB-PC50 NB-PP50 NB-P100      
  Vệ sinh lò hơi mới *   *      
  Thụ động, tạo lớp bảo vệ lò sau khi vệ sinh   * *      
II Hóa chất bảo trì lò NB-2600 NB-6454 NB-A900 NB-S503 NB-C503 NB-M532
1 Chống ăn mòn trong lò và bồn nước cấp * *   *    
2 Chống cáu cặn, phân tán trong lò * * *   *  
3 Chống ăn mòn đường hơi, ngưng tụ   *       *
III Hóa chất tẩy cáu cặn lò ND-HF701 ND-L701 ND-SM10 ND-H701    
1 Vệ sinh lò hơi cáu cặn Silica *     *    
2 Vệ sinh lò hơi cáu cặn kim loại nặng   *        
3s Vệ sinh lò các loại cặn khác nhau     *      

4.1. Lò hơi mới

1- Vệ sinh bằng hóa chất xử lý nước lò hơi: Tẩy rửa dầu mỡ, lớp oxy hóa bề mặt, xỉ hàn,… để tránh ăn mòn cục bộ trong quá trình vận hành.

2- Thụ động hóa bằng hóa chất: Tạo lớp trơ hóa bằng cách cho hóa chất tác dụng với bề mặt thành Fe3O4 để hạn chế ăn mòn trong thời gian ban đầu.

4.2. Lò đang vận hành

Trong quá trình vận hành, nếu không quản lý tốt chất lượng nước cấp và hóa chất xử lý lò hơi thì có thể gây ra nhiều sự cố, lúc này việc kiểm tra định kỳ và vệ sinh là cần thiết, tuy nhiên, nên hạn chế vệ sinh lò nhiều lần.

4.3. Bảo trì lò khi không vận hành

1- Bảo trì lò ướt: Ưu điểm là lò có thể vận hành lại bất cứ lúc nào nhưng cần bảo quản luôn có áp, đủ lượng hóa chất chống ăn mòn do oxy, duy trì đúng pH và không có chất lắng đọng trong lò, TDS càng thấp càng tốt.

2- Bảo trì lò khô: Ưu điểm là đơn giản, vì chỉ đủ chất hút ẩm nhưng lò phải được vệ sinh và thụ động hóa bề mặt trước khi thực hiện bảo quản khô. Khi hoạt động lại thì cần tốn thời gian chuẩn bị.

5. Cách đảm bảo chất lượng hơi nước tốt nhất cho sản xuất

Hơi nước tốt nhất là mục tiêu quan trọng, không chỉ để sản xuất mà còn đảm bảo đường ống hơi không bị bẩn và ăn mòn.

Rất nhiều khách hàng (dù sử dụng hóa chất và dịch vụ nơi khác) liên lạc và chúng tôi đã hỗ trợ tìm ra nguyên nhân, cải thiện được tình hình. Hiểu được nguyên nhân thì sẽ có giải pháp tốt. Nguyên nhân nào cũng đều có thể xảy ra nên cần đảm bảo đủ các yếu tố sau thì mới có chất lượng hơi tinh khiết.

1- Thiết kế cơ khí tốt để đảm bảo nước trong hơi là thấp nhất (<1 – 2%).

2- Mực nước trong lò không quá cao.

3- Đảm bảo nguồn nhiệt ổn định, tránh tăng đột ngột hoặc quá mức.

4- Loại trừ các khí hòa tan, chất hữu cơ và dầu mỡ có trong nước.

5- Xử lý nước vào lò tốt và vận hành thông số nước lò không quá mức cho phép theo áp lò hơi.
6-

Riêng việc dùng hóa chất xử lý nước lò hơi cần có thành phần “chống sôi bồng”, có thể pha trộn chung với hóa chất bảo trì hoặc nếu bị nghiêm trọng, tách như sản phẩm DF-AF27 sẽ giúp cải thiện chất lượng hơi nước rất nhiều.

Bộ khử khí hiệu quả mang lại nhiều lợi ích

Bộ khử khí hiệu quả mang lại nhiều lợi ích

6. Giao quyền tự chủ việc xử lý nước lò hơi cho người vận hành

Công ty Hợp Nhất luôn cố gắng để có thể mang lại sự tự chủ đến mức cao nhất cho quý khách, từ hiểu rõ các thông số nước đến hướng dẫn vận hành, bảo trì, tính toán lượng nước bổ sung – xả đáy,…

Công ty Hợp Nhất luôn đồng hành và hỗ trợ quý khách trong việc xử lý nước lò hơi

Công ty Hợp Nhất luôn đồng hành và hỗ trợ quý khách trong việc xử lý nước lò hơi

Đối với lò hơi, để quản lý tốt cần tập trung vào 3 điểm chính, đó là:

1- Quản lý chất lượng nước đầu vào: Trong đó, quản lý độ cứng và tái sinh đúng lúc là rất cần thiết.

2- Kiểm soát xả đáy lò tốt: Việc khó khăn của người vận hành là khi nào xả đáy lò và xả bao nhiêu.

3- Sử dụng đúng, đủ hóa chất: Phân tích định kỳ và điều chỉnh bơm định lượng.

Chúng tôi đã làm sẵn các bảng tính để dễ dàng cho quý khách khi vận hành. Vui lòng tham khảo tại https://uce.com.vn/vi/trang-chu/ hoặc vào mục HỖ TRỢ để nhận quyền hoàn toàn tự chủ.

Ví dụ về dự đoán chất lượng nước trong lò theo thời gian

Ví dụ về dự đoán chất lượng nước trong lò theo thời gian

Hãy liên lạc cho chúng tôi – Công ty Hợp Nhất để kiểm soát chất lượng nước với chi phí hóa chất tối ưu nhất nhé!