Trong các tòa nhà thì việc sử dụng nước cấp cho tháp giải nhiệt đứng thứ hai sau nước sinh hoạt. Công trình tiêu chuẩn cao có sử dụng nước đánh giá bằng các tiêu chuẩn hiện đại như LEED, Green Mark, Lotus… với nhiều chỉ tiêu cho từng hạng mục khác nhau. Trong đó, tiết kiệm nước tháp giải nhiệt và năng lượng đã được đề cập rất cụ thể.
Trong các nhà máy, tùy thuộc vào năng suất và ngành công nghiệp mà việc tiêu thụ nước cho tháp cũng có khác biệt đáng kể.
Về mặt tổng thể nói chung, tiết kiệm nước có 4 cách:
– Giảm tiêu thụ hiện tại.
– Tái sử dụng nước thải.
– Sử dụng nước mưa.
– Thu hồi và xử lý nước từ AHU, FCU để bổ sung cho tháp giải nhiệt.
Mục lục
1. Giảm lượng nước tiêu thụ hiện tại – Phương pháp tiết kiệm nước tháp giải nhiệt đơn giản nhất
– Theo yêu cầu rất cụ thể, từng hạng mục như đề cập ở tiêu chuẩn LEED, Green Mark.
– Giảm lượng xả đáy để tiết kiệm nước tháp giải nhiệt bằng chương trình xử lý hợp lý có chu kỳ vận hành cao. Ví dụ: Chương trình xử lý bằng NC-PolyA100, NC-NX100 kết hợp với lọc cát cho nước giải nhiệt thì có thể giảm 50% lượng xả đáy. Ngược lại, nếu giảm lượng xả đáy mà không có chương trình xử lý nước tốt thì rất dễ gây cặn bám, ăn mòn và tạo điều kiện cho tảo và màng sinh học phát triển.
Sử dụng NC-PolyA100 và NC-NX100 sẽ tiết kiệm xả đáy đáng kể
– Lắp bộ xả đáy tự động, đồng hồ đo lượng xả đáy và bổ sung để theo dõi, tránh lượng nước xả quá nhiều, vừa theo dõi số lượng và vừa đảm bảo chất lượng luôn ổn định trong tháp.
– Đảm bảo tháp giải và bộ trao đổi nhiệt sạch để giảm hoạt động tải cao vừa tốn điện vừa tốn nước bằng cách lắp bộ lọc cát và vệ sinh tháp định kỳ
– Chọn tháp giải nhiệt có tỷ lệ nước văng thấp (< 0.002% cho dòng gió từ đáy counter-flow, < 0.005% cho dòng gió từ cạnh cross-flow). Tuy nhiên, các hãng cung cấp tháp giải nhiệt hiện nay đã thiết kế với lượng văng theo gió là rất thấp.
2. Tái sử dụng nước thải
Về mặt kỹ thuật, việc tái sử dụng nước thải để cấp cho tháp giải nhiệt (các mục đích khác hay nước uống) là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, chi phí đầu tư, vận hành cao và cần diện tích rất lớn (Vui lòng tham khảo bài viết: Tái sử dụng nước thải cho tháp giải nhiệt để có thêm thông tin).
3. Tận dụng nước mưa từ mái nhà, sân thượng
– Nước mưa đầu mùa có chứa nhiều bụi, vi khuẩn E.Coli trong không khí và mái nhà, máng hứng nước mưa. Do đó, khi tận dụng nước mưa để tiết kiệm nước tháp giải nhiệt, cần loại bỏ nước mưa đầu mùa.
– Có thể chứa một số khí như NO2, CO2, SO2 do khí thải từ nhà máy và có sẵn từ không khí. Tuy nhiên, dù nồng độ không cao nhưng vẫn dẫn tới pH hơi thấp, dao động 5.0 – 6.0. Nếu mưa giông hoặc tại các khu công nghiệp, pH có thể thấp hơn.
– Do đó, các bồn chứa cần phải là vật liệu chống ăn mòn hoặc nâng pH. Nếu trữ lâu thì cần diệt khuẩn trước khi cấp vào tháp giải nhiệt. Nếu dùng cho mục đích khác thì cơ bản là thêm bước lọc than hoạt tính trước khi sử dụng.
( Vui lòng tái sử dụng nước mưa cho nước sinh hoạt tại các vùng nhiệm mặn tại: https://uce.com.vn/vi/cach-xu-ly-nuoc-nhiem-man-thanh-nuoc-sinh-hoat-hieu-qua-nhat/ )
– Nước mưa là nước miễn phí, nên việc tận dụng nước mưa là giải pháp tiết kiệm nước tháp giải nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên, cần phải có hệ thống thu từ mái nhà (không nên dùng nước mưa đã chảy trên bề mặt đất hay bê tông vì chứa rất nhiều chất bẩn). Do đó, việc thiết kế thu gom nước mưa phải tính toán từ đầu. Muốn tiết kiệm nước mưa nhiều nhất thì phải có bồn chứa lớn nhất vì chúng ta không thể điều tiết, kiểm soát lượng mưa.
– Việc xử lý nước mưa tùy theo mục đích, ví dụ:
- Cho tháp giải nhiệt: Lọc rác -> Bồn chứa -> Chỉnh pH -> Diệt khuẩn -> Lọc cát, than -> Bổ sung tháp giải nhiệt.
- Tưới cây, vệ sinh mặt bằng: Lọc rác -> Bồn chứa -> Diệt khuẩn (nếu trữ lâu ngày) -> Tưới cây, vệ sinh.
4. Thu nước từ không khí tại các AHU, FCU để cấp bổ sung cho tháp giải nhiệt
4.1. Đặc điểm nước ngưng tụ thu được từ AHU, FCU
– Lượng nước thu được đáng kể, tùy thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ không khí.
– Không có khoáng chất.
– Chứa bụi và vi khuẩn từ không khí.
– Nước thu được tại máng của các AHU; FCU, máy lạnh thì:
- Vi sinh vật, vi rút rất cao, có thể chứa tảo và màng sinh học; bụi bẩn từ không khí.
- Có thể chứa một số ion kim loại do ăn mòn từ tấm trao đổi nhiệt (Coil).
Dàn trao đổi nhiệt làm lạnh không khí và máng thu nước ngưng tụ tại AHU
4.2. Lượng nước ngưng tụ từ không khí thu được tại AHU
Lượng nước ngưng tụ thu được tại AHU theo các công suất khác nhau (Điều kiện tính: Gió vào AHU tại 27oC có nhiệt độ bầu khô 27oC, độ ẩm trung bình RH = 55%)
Như vậy, nếu tháp giải nhiệt trong hệ thống điều hòa không khí thì lượng nước thu được tại các AHU có thể dùng bù lại 10 – 15% cho năng suất tháp, giúp tiết kiệm nước tháp giải nhiệt hiệu quả. Ví dụ: Tháp 1000RT có lượng nước thu đủ bù cho 100 – 150 RT (Nếu quan tâm, vui lòng liên lạc chúng tôi vì bài viết này chủ yếu tập trung vào xử lý nước ngưng tụ).
4.3. Xử lý nước ngưng tụ tại AHU để cấp cho tháp giải nhiệt
– Tại các máng thu nước cần diệt khuẩn, tảo, chống tắc nghẽn bằng viên hóa chất tháp giải nhiệt AHU-FCU-7014.
Máng thu không và có dùng viên diệt khuẩn, diệt tảo AHU-FCU-7014
– Tại bể chứa nước, cần diệt khuẩn lại bằng NC-NX100, Ozone hoặc UV để đảm bảo không còn vi sinh.
– Tiếp tục lọc cát để loại bỏ tạp chất trước khi cấp vào tháp.
Quy trình xử lý ngưng tụ tại AHU cho tháp giải nhiệt
Trên đây là những thông tin về 4 phương pháp tiết kiệm nước cho tháp giải nhiệt hiệu quả nhất, hy vọng đã giúp ích cho quý công ty. Hiện tại, nếu có thắc mắc cần giải đáp, quý công ty vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi – Công ty Hợp Nhất để được hỗ trợ nhanh chóng.