Trước thực trạng nguồn nước ngọt, nước sạch ngày càng trở nên khan hiếm như hiện nay, bên cạnh việc xử lý nước sông thành nước sinh hoạt thì xử lý nước biển thành nước sinh hoạt cũng dần trở nên phổ biến. Vậy, xử lý nước biển như thế nào để có thể dùng trong sinh hoạt hằng ngày? Cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!
(Trong bài này liệt kê ra các ý chính để dễ dàng tham khảo từng bước xử lý vì chủ đề xử lý nước biển rất rộng).
Mục lục
1. Tổng quan về xử lý nước biển
– Khoảng 2/3 bề mặt của hành tinh được bao phủ bởi nước, nhưng chỉ 2,5% lượng nước này là nước ngọt và 0,3% phù hợp cho con người.
– Độ mặn chính là tổng khối lượng các muối hòa tan (TDS hoặc theo phần ngàn – ‰, tham khảo tại www.coastalwiki.org/wiki/Salinity).
– Theo thang đo độ mặn thực tế, nước biển “tiêu chuẩn’’ điển hình có độ mặn 35‰ hoặc 3.5%, nhiều nơi có thể cao hoặc thấp hơn. Tại Việt Nam thì độ mặn thấp hơn, khoảng 25 – 35‰ hoặc 2.5 – 3.5% do các biển nối liền với nhiều sông nước ngọt và có sự thay đổi lớn theo mùa.
Tỉ lệ các loại nước trên Trái đất
Nước biển (chuẩn) có chứa 3.5% hay 35‰ muối (TDS) và các thành phần chính khác
– Hiện nay, quá trình khử muối chiếm khoảng 1% lượng nước uống trên thế giới.
– Khu vực Trung Đông có nhà máy lọc nước biển chiếm khoảng 50% năng suất lọc trên toàn cầu. Kuwait là quốc gia có tỷ lệ dùng nước biển cao nhất, Arabia có nhà máy lọc nước biển Al Khafji dùng điện từ năng lượng Mặt Trời lớn nhất thế giới.
– Các dự án lọc nước RO lớn với chi phí dao động từ 0.4 – 0.6 USD/m3 bởi vì dùng năng lượng Mặt Trời tại chỗ.
– Độ mặn càng cao thì chi phí năng lượng càng lớn.
– Nước khử mặn làm thiếu chất khoáng, đặc biệt là iốt rất cần thiết cho sức khỏe.
– Các hệ thống lọc nước biển có thể làm ảnh hưởng xấu đến môi trường biển như chứa hóa chất chống cặn cho màng RO, hóa chất vệ sinh CIP xả thải vào nước biển.
– Ảnh hưởng đến các loài sinh nhật nhỏ, trứng cá… nên mương dẫn nước biển vào để xử lý nước biển thành nước sinh hoạt cần có vận tốc thấp nhất (0.1m/s) để cá thoát ra ngoài, lọc cát tự nhiên ở bước lọc và rửa ngược trứng cá để cho các sinh vật nhỏ trở lại đại dương.
– Đường xả từ hệ thống lọc có độ muối cao (gấp 2 – 3 lần ban đầu) nên pha loãng với dòng nước khác để đưa trở lại đại dương, đáy biển để không làm hư hại tầng đáy.
– Các đường ống dẫn từ biển vào đặt dưới đất có chi phí thấp hơn nhưng có thể bị ăn mòn hay thoái hóa làm ô nhiễm tầng nước gần đó. Chính vì thế, cần một lượng cây bao phủ để hạn chế các ion kim loại đi vào tầng nước.
2. Các hình thức xử lý nước biển thành nước sinh hoạt
Có nhiều cách để tách muối ra khỏi nước biển, tạo thành nước không còn muối. Tùy thuộc vào đặc điểm và sự kết hợp của các dự án, có khi liên quan đến chính trị cho các dự án thuộc tầm quốc gia.
– Vận chuyển nước ngọt từ nơi khác đến bằng tàu biển lớn hoặc đường ống cố định (Ví dụ: Singapore mua nước từ Malaysia).
– Tái sử dụng nước ngọt từ nước thải để hạn chế lọc nước biển bổ sung (Singapore, Israel,…).
– Dùng nhiệt để chưng cất, gồm:
- Năng lượng Mặt Trời.
- Tận dụng và trao đổi nhiệt của ống khói các nhà máy nhiệt điện.
- Nhiệt của lò phản ứng hạt nhân: Cung cấp đến 120.000m3 nước sạch/ngày. Tuy nhiên, dự án đã kết thúc khai thác. (Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/BN-350_reactor).
– Lọc cơ học bằng màng thẩm thấu ngược chuyên dụng cho nước biển là SWRO. Đây được xem là giải pháp phổ biến và tối ưu nhất cho các năng suất từ nhỏ đến lớn.
3. Lọc nước biển bằng màng thẩm thấu ngược RO chuyên dùng xử lý nước biển thành nước sinh hoạt
Do nước biển có thể chứa nhiều tạp chất và độ muối cao nên việc lọc sẽ qua từng cấp bậc, trong đó 2 bậc quan trọng là:
– Lọc nước biển (mặn) -> Nước lợ.
– Lọc nước lợ -> Nước sinh hoạt.
Quy trình lọc nước biển thành nước sinh hoạt
Mô tả cơ bản quy trình 6 bước xử lý nước biển thành nước sinh hoạt.
3.1. Bước 1: Lọc rác
Nước biển ngoài chứa khoảng 3.5% lượng muối thì còn chứa tảo, vi sinh, thậm chí cả rác công nghiệp, chai nhựa… cần phải được lọc trên đường kênh dẫn nước từ biển vào các hồ chứa.
3.2. Bước 2: Tiệt trùng
Sử dụng Chlorine là phổ biến nhất từ các máy sản xuất Clo tại chỗ bằng cách tận dụng lượng muối có sẵn trong nước biển hoặc nồng độ cao hơn của dòng xả bỏ hệ thống SWRO.
Mục đích chính của bước xử lý nước biển thành nước sinh hoạt này là diệt vi khuẩn và tảo có trong nước biển, tránh hiện tượng tắc nghẽn các thiết bị phía sau cũng như màng bị nghẹt. Đồng thời, hỗ trợ oxy hóa một phần chất hữu cơ để tăng hiệu quả lọc ở những bước tiếp theo.
3.3. Bước 3: Lắng
Để loại bỏ các chất lơ lửng ra khỏi nước đến mức cao nhất, tùy thuộc vào nồng độ và tính chất của chất lơ lửng, kích thước bể tiếp nhận mà có thể thêm vật liệu trợ lắng như PAC, phèn sắt,…
3.4. Bước 4: Lọc
Có thể lọc cát đa tầng có kích thước khác nhau để tăng hiệu quả xử lý nước biển thành nước sinh hoạt:
– Lọc cát cho hạt kích cỡ hơn 10 micromet.
– Lọc nhanh bằng bồn áp lực hoặc lọc chậm tại các bể lọc.
– Cũng có thể áp dụng lọc nhanh, hiệu quả cao bằng đĩa lọc xếp chồng lên trong các cụm của bộ lọc đĩa.
3.5. Bước 5: Lọc siêu lọc
Với màng lọc UF có kích thước lọc 0.01 – 0.1 micromet hoặc Nano 1.0 – 10.0 nanomet để giảm tải cho màng RO.
Kích thước và khả năng lọc màng UF so với màng NF
Theo đó, màng UF, Nano đã loại bỏ được virus, vi khuẩn và các chất lơ lửng. Tuy nhiên, UF chỉ cho phép các muối đơn và đa hóa trị đi qua màng. Nano chỉ cho muối đơn hóa trị qua màng để tiếp tục đến màng lọc RO. Các muối này cũng là thành phần chính của nước biển. Việc đầu tư màng Nano cao hơn nhưng chi phí bảo trì lại thấp hơn.
Vui lòng tham khảo thêm bài “lọc UF là gì và so sánh với màng Nano”.
3.6. Bước 6: Lọc màng RO và bổ sung khoáng chất
Đây là bước quan trọng nhất của quy trình xử lý nước biển thành nước sinh hoạt. Sử dụng màng lọc thẩm thấu chuyên dùng cho nước biển SWRO để giảm muối, chuyển nước mặn thành nước lợ.
Tiếp theo, lọc lại bằng màng lọc nước lợ BWRO để chuyển nước lợ thành nước sinh hoạt.
Nếu nước dùng để uống thì việc bổ sung lại các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Canxi, Magie, Kali, Natri, Phốtpho, Flo, HCO3– … Việc này có thể pha từ nước biển đã qua lọc UF hoặc bổ sung riêng từng chất thông qua hệ thống định lượng tự động theo nồng độ từng chất.
Lưu ý: Một số dự án có thể kết hợp lọc Nano/RO thay cho RO/RO.
4. Ứng dụng của nước sinh hoạt sau khi được xử lý từ nước biển
Các dự án xử lý nước RO từ nước biển được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
– Trạm cấp nước sinh hoạt cho dân cư, thành phố thuộc vùng ven biển, không có hoặc thiếu nước ngọt sử dụng. Các dự án này thường tốn nhiều chi phí đầu tư và phân phối thuộc cấp Nhà nước quản lý.
– Tiếp tục xử lý thành nước siêu sạch cho các lò hơi cao áp của nhà máy nhiệt điện (Hạt nhựa trao đổi ion: Nhựa cation –> Khử khí –> Khử anion –> Nhựa hỗn hợp –> Nước siêu sạch).
– Cấp nước cho các resort ven biển, sau đó nước thải được tái sử dụng để cấp lại cho tháp giải nhiệt, hồ bơi, tưới cho các sân golf, hồ thủy sinh, quang cảnh.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến nước biển và quá trình lọc nước biển thành nước sinh hoạt, hy vọng đã giúp khách hàng có thêm thông tin hữu ích. Hiện tại, nếu còn thắc mắc cần giải đáp về nước sinh hoạt được xử lý từ nước biển, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi – Công ty Hợp Nhất để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.