UNITED CHEMICAL & ENVIRONMENT TECHNOLOGY CO., LTD

Contact (Zalo, WeChat): 0918.676.245 ky@uce.com.vn   (Zalo): 0937.626.245 sales@uce.com.vn

Công nghệ xử lý cáu cặn bằng điện từ trường FujiKlean giúp giải quyết nỗi lo cáu cặn một cách hiệu quả mà không hề gây hại cho sức khỏe, an toàn với môi trường.

1. Tính hiệu quả của công nghệ xử lý cáu cặn bằng điện từ trường, điện phân – thu cặn

1.1. Hiệu quả thực tế từ khảo sát thị trường và thí nghiệm thực tế

Những năm gần đây, tại Việt Nam có một số nhà cung cấp giới thiệu công nghệ xử lý nước bằng thiết bị điện từ trường, lồng thu cặn, xử lý cáu cặn không cần hóa chất… đặc biệt là công nghệ xử lý cáu cặn bằng điện từ trường FujiKlean. Thế thì kết quả có đáp ứng được nhu cầu thực tế hoặc các tài liệu của nhà cung cấp đó giới thiệu không?

Vì phương pháp xử lý điện từ trường, điện phân và bộ thu cặn này có trên thế giới cũng khá lâu rồi. Nếu đúng như giới thiệu thì tại sao nhiều nơi vẫn còn dùng hóa chất;  còn nếu không mang lại hiệu quả thì sản phẩm này không thể nào tồn tại.  Hơn nữa đây là chuyên ngành liên quan và đam mê nên trong những năm qua chúng tôi cũng khảo sát tính hiệu quả sử dụng thiết bị này ở các công trình lớn nhỏ và của các hãng khác nhau.

Chưa dừng lại ở đó mà chúng tôi đã hoàn thành việc tiến hành R&D với nhiều chi phí, thời gian, cộng tác và thử nghiệm thiết bị ở các điều kiện năng suất của các dự án. Kết quả thành công tốt đẹp và thiết bị đã áp dụng cho nhiều năm nay bao gồm:

  • Thiết bị từ trường FujiKlean
  • Thiết bị điện phân và lồng thu cặn FujiKlean
  • Thiết bị điện phân, diện khuẩn, thu cặn tốc độ cao và tự động rửa UCE – ECO, HRESC series

Kết quả khảo sát thế nào ? Sau đây là các thông tin mà chúng tôi ghi nhận được cũng như từ thí nghiệm thực tế

  • Không phải nguồn nước nào cũng xử lý tốt được bằng thiết bị này mà đi kèm với xử lý nguồn nước trước khi cấp vào hệ thống mà phần lớn là thiết bị làm mềm nước hoặc đi kèm sử dụng hóa chất bảo trì, thiết bị lọc hoặc hóa chất vệ sinh thiết bị.
  • Khi hoạt động tải cao hoặc năng suất lớn thì thiết bị này phải tăng công suất hoặc số lượng thiết bị   dẫn đến chi phí  đầu tư cao, nói cách khác hệ thống càng nhỏ thì thiết bị này càng phù hợp.
  • Đối với hệ thống kim loại mới thì cần phải xử lý ban đầu ( vệ sinh và thụ động hóa ) tốt trước, ổn định các thông số kỹ thuật trước khi xử lý bằng phương pháp điện từ trường, bộ thu cặn này. Ngược lại sẽ xảy ra sự cố lớn cho hệ thống như tắc nghẽn, cặn bám,  ăn mòn và chất lượng nước sẽ khó đạt xảy ra trong thời gian dài.
  • Công suất giảm dần khi cặn bám tăng lên nên cần phải đi kèm với việc vệ sinh thiết bị thu cặn thì mới mang lại hiệu quả cao. Lồng thu hoặc bộ thu  Bộ điện phân – thu cặn và tạo chất diệt khuẩn cũng phải thay thế vì tại đó cơ chế điện hóa xảy ra sẽ nhanh ăn mòn bộ này – đặc biệt nơi có nồng độ muối cao.
  • Có những nơi chỉ có thiết bị điện từ trường và kết hợp phương pháp khác không dùng hóa chất mới có thể đáp ứng được như hệ thống cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp hoặc cho đường ống chất lỏng trong dây chuyền sản xuất, những ống nước 1 chiều … hoặc 1 số khách hàng không muốn dùng hóa chất dù bất cứ lợi ích nào mang lại, nói cách khác là phải áp dụng giải pháp xử lý nước không dùng hóa chất.
  • Bộ từ trường chỉ tăng cường thêm hiệu quả (khi kết hợp với hóa chất hoặc phương pháp khác ) cho hệ thống giải nhiệt, hệ thống lạnh và lò hơi trong việc tránh cặn bám, còn tác dụng chống ăn mòn thì chỉ có tác dụng rất thấp
  • Bộ từ trường có tác dụng 1 phần chống cặn bám cho màng RO và tác dụng rất thấp để bảo vệ lò hơi áp cao hoặc nguồn nước cấp cho lò như RO, Demin
  • Xử lý nước cho tháp giải nhiệt không dùng hóa chất bằng thiết bị điện từ trường và bộ thu cặn có thể phù hợp hơn cho năng suất nhỏ hơn tuy nhiên phải kết hợp với phương pháp lọc, xả đáy tự động hoặc thường xuyên và vệ sinh tháp giải nhiệt định kỳ
  • Có thể sử dụng bộ điện phân, bộ thu cặn có công suất siêu lớn để loại bỏ bớt tạp chất – như là 1 bước xử lý sơ bộ trước hệ thống lọc khác như lọc cát, làm mềm, RO; giảm COD, BOD trong nước thải hóa học hoặc oxi hóa các kim loại nặng.
  • Có thể sử dụng bộ điện phân để duy trì lượng khử trùng cho nước sạch như tạo ra Ion đồng ( tuy nhiên hiệu quả rất thấp) và chlorine tuy nhiên phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của nước, nồng độ clorua và năng suất thiết bị này phải đủ lớn hoặc tốt nhất là nên dùng thiết bị có tính năng điện phân – thu cặn – tạo chất diệt khuẩn tốc độ cao và tự động rửa ngược (HRESC) để đảm bảo hiệu suất ổn định dù chất lượng nước trước khi xử lý có bẩn hơn
  • Sử dụng bộ điện từ trường để quấn xung quanh trước các bộ trao đổi nhiệt hoặc nơi có dòng chảy vận tốc thấp để tăng cường hiệu quả.
  • Quản lý thiết bị điện từ trường, bộ thu cặn sẽ đơn giản hơn.
  • Phù hợp với những nơi không thể sử dụng hóa chất.
  • Có những nơi trước đó dùng hóa chất, lúc này chuyển sang sử dụng thiết bị điện từ trường, bộ thu cặn này, nguyên nhân chính do nhà cung cấp hóa chất đưa ra phương án xử lý không đầy đủ hoặc theo thời gian năng suất hệ thống tăng lên nhưng vẫn giữ nguyên lượng ban đầu…, trong quá trình sử dụng không giám sát hiệu chỉnh dẫn đến việc dùng hóa chất không hiệu quả. Ngược lại, có nơi từ sử dụng thiết bị điện từ trường, bộ thu cặn không đáp ứng được mong muốn cao nhất như ăn mòn ( pH thấp, oxi hoàn tan cao ), cặn bám ( pH cao ), tảo – vi sinh ( do không xử lý gây sốc ) mà thiết bị này không thể xử lý, hoặc nhiều nguyên khác…mà chuyển sang dùng hóa chất.

Đối với tháp giải nhiệt hiện nay thì việc quan tâm thay thế hóa chất hoặc kết hợp như thế nào ?

Tùy thuộc vào nguồn nước và yêu cầu mà có thể kết hợp các 2 phương pháp là điện từ trường – điện phân với hóa chất sẽ mang lại hiệu quả cao, hoặc nếu hoàn toàn không sử dụng hóa chất mà chỉ nghĩ đến thiết bị thì giải pháp trọn gói có thể phải bao gồm: Bộ từ trường + điện phân và thu cặn + bộ lọc + máy tạo Ozone nếu đầu vào chất lơ lững và hữu cơ cao. Bảng liệt kê sau mang tính tham khảo
Đối với tháp giải nhiệt hiện nay thì việc quan tâm thay thế hóa chất hoặc kết hợp như thế nào ?
Tùy thuộc vào nguồn nước và yêu cầu mà có thể kết hợp các 2 phương pháp là điện từ trường – điện phân với hóa chất sẽ mang lại hiệu quả cao, hoặc nếu hoàn toàn không sử dụng hóa chất mà chỉ nghĩ đến thiết bị thì giải pháp trọn gói có thể phải bao gồm: Bộ từ trường + điện phân và thu cặn + bộ lọc + máy tạo Ozone nếu đầu vào chất lơ lững và hữu cơ cao. Bảng liệt kê sau mang tính tham khảo

Lựa chọn Phương án Ưu tiên
Ban đầu Hóa chất:
1. Chống cặn bán và ăn mòn
2. Kiểm soát vi khuẩn, vi rút
3. Kiểm soát tảo
+ Bộ lọc HRESC + Xả đáy Năng suất nhỏ đến lớn
Thay thế ( không hóa chất) Phương án Thiết bị
1. Từ trường
2. Điện phân – thu cặn & diệt khuẩn
3. Ozone ( option nếu TSS và TOC cao )
Năng suất nhỏ
Kết hợp Hóa chất & thiết bị:
1. Hóa chất chống cặn bám và ăn mòn
2. Hóa chất kiểm soát tảo
3. Điện phân – thu cặn & diệt khuẩn
Năng suất lớn

1.2. Hóa chất có ảnh hưởng môi trường không?

Bất kể việc lạm dụng hóa chất nào cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, chọn lựa hóa chất để vừa giải quyết yêu cầu thực tế, vừa tác động ít nhất hoặc không tác động đến môi trường thì cũng cần phải đảm bảo:

  • Được phép dùng trong ngành thực phẩm.
  • Nằm trong danh mục được phép của Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA, HSE) và theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam..
  • Phân hủy sinh học nhanh, sử dụng vừa đủ lượng cho phép.
  • Không chứa hoặc trong giới hạn cho phép cho một số chỉ tiêu như P, N, Mo….
Hóa chất có ảnh hưởng môi trường không?Hóa chất có ảnh hưởng môi trường không?

1.3. Phương án xử lý nào tốt nhất?

Dù khảo sát thực tế và thí nghiệm ở các điều kiện khác nhau nhưng khó trả lời ngay lập tức là nên áp dụng công nghệ xử lý cáu cặn bằng điện từ trường, bộ điện phân – thu cặn  hay dùng hóa chất  mà phải dựa vào yếu tố đầu vào, cơ bản nhất đó là:

1- Tính chất nguồn nước.

2- Năng suất vận hành và thể tích nước hệ thống.

3- Tiêu chuẩn phải đạt sau xử lý như thông số nước (hóa, lý, vi sinh), hiệu quả (cặn bám, ăn mòn, tảo).

4- Tình trạng hệ thống hiện tại.

Phương án xử lý nào tốt nhấtPhương án xử lý nào tốt nhất?

Tuy nhiên việc tránh hoàn toàn không dùng hóa chất là khó khả thi ( hoặc chi phí đầu tư cao )  nhưng thay vào đó bằng biện pháp an toàn hơn như vừa đề cập và kết hợp hóa chất an toàn với một số thiết bị để tăng cường xử lý là biện pháp tối ưu

Công ty Hợp Nhất cũng đã có nhiều khách hàng “đặc biệt” mà trước đó sử dụng dịch vụ xử lý cáu cặn ở nơi khác chưa mang lại kết quả cao như mong đợi.

  • Dùng đồng thời cả 2 phương pháp là thiết bị điện từ trường, bộ thu cặn và cả hóa chất bảo trì mà trước đó đã dùng 2 nơi khác nhau
  • Mua hóa chất vệ sinh định kỳ vì sử dụng hóa chất bảo trì hoặc thiết bị điện phân thu cặn nơi khác chưa mang lại hiệu quả (https://uce.com.vn/vi/hoa-chat-ve-sinh-dich-vu-tron-goi/).

Vì vậy, hãy liên lạc với chúng tôi để cùng thảo luận và có phương án tốt nhất.

 

2. Ưu điểm nổi trội của thiết bị Fuji Klean và UCE – ECO

Thiết bị từ trường và điện phân - lồng thu cặn FUJIKLEAN

Thiết bị từ trường và điện phân – lồng thu cặn FUJIKLEAN

dien-phan-thu-can-toc-o-cao-high-rate-electrolysis-and-scale-collector

Thiết bị điện phân, thu cặn tốc độ cao và tự động vệ sinh UCE – ECO, HIRESC series

  • Thiết bị xử lý cáu cặn bằng điện từ trường có sẵn, giao hàng và lắp đặt nhanh, bảo trì.
  • Nhiều mã số thiết bị phù hợp mọi năng suất của hệ thống từ nhỏ đến lớn.
  • Công suất lớn mang lại hiệu quả cao.
  • Tủ điện cho 1 hoặc nhiều bộ lồng thu cặn mang lại chi phí thấp.
  • Cột thu cặn thiết kế nhiều cột cho hệ thống năng suất cao.
  • Bộ thu cặn hiệu quả cao tính theo khối lượng vật chất đã bị điện phân.
  • Bao gồm hoặc không bao gồm kèm thiết bị tạo Ion đồng diệt khuẩn.
  • Nhiều phương án chọn lựa cho điều khiển và giám sát (bằng tay, tự động, PLC và từ xa).

2.1. Thiết bị từ trường FUJI KLEAN – Mseri

Nguyên lý và chức năng

Thiết bị từ trường FUJI KLEAN - Mseri
  • Do tác động trong môi trường từ trường của lực Lo-ren-xơ sinh ra bởi dòng điện 1 chiều, một số ion chủ yếu gây ra cặn bám như Ca2+, Mg2+ sẽ bị bão hòa tạm thời điện tích hoặc thay đổi hướng điện tích, hạn chế các ion tác dụng với nhau tạo cặn bám.
  • Điện từ trường cũng sẽ chuyển cặn (nhiễm điện) tan ra một phần, làm sạch hệ thống nước.
  • Nước sau khi qua bộ điện từ trường sẽ không hoặc ít thay đổi tính chất hóa học mà chỉ khác tính vật lý tạm thời.
  • Hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tổng hoặc từng loại ion trong nước, vận tốc dòng chảy, mức độ điện từ tạo ra, tình trạng cặn bám trước khi xử lý…

Một số công thức có liên quan

Quy tắc bàn tay phảiQuy tắc bàn tay phải
Liên quan giữa lực từ F, dòng điện I, chiều dài cuộn dây L, từ trường BLiên quan giữa lực từ F, dòng điện I, chiều dài cuộn dây L, từ trường B

Lực từ F tác động lên hạt mang điện tích q gồm lực dòng điện tác động tĩnh lên hạt (qE) và lực từ tác động lên hạt q khi di chuyển vận tốc v trong từ trường B (qv x B)

Lực từ F tác động lên hạt mang điện tích q gồm lực dòng điện tác động tĩnh lên hạt (qE) và lực từ tác động lên hạt q khi di chuyển vận tốc v trong từ trường B (qv x B)

2.2. Thiết bị điện phân thu cặn bám Eseri

Nguyên lý và chức năng

Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỷ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó (định luật Faraday thứ 1) và với đương lượng hóa học Eq (định luật Faraday thứ 2) theo thời gian.

Công thức tính khối lượng vật chất giải phóng ở điện cực

Công thức tính khối lượng vật chất giải phóng ở điện cực

I: Cường độ dòng điện (A).

t: Thời gian điện phân (s).

Như vậy các yếu tố liên quan đến hiệu quả là: Dòng điện, thời gian, các thành phần có trong nước (xem  nước như là 1 hỗn hợp chứa các Ion, không Ion và nước tinh khiết)

Sử dụng dòng điện 1 chiều cấp cho bộ điện phân có 2 cực Cathode và Anode trong nước thì sẽ thu được một số kết quả như sau:

  • Tại Catot (Cathode – cực âm)

Các ion dương trong nước, chủ yếu là Ca, Mg đã chuyển sang CaCO3, MgCO3… sẽ thu được cặn bám.

Scale produced at Cathode on cage or column

Cặn tại cực âm ở Lồng thu cặn

Scale collector for water treatment,Nonchemical water treatment,Green tech for water treatment,Điện phân thu cặn cho tháp giải nhiệt,Công nghệ xanh xử lý nước,Xử lý nước không dùng hóa chất

Cặn bám ở cực âm ( thành ống ), trước và sau khi vệ sinh tự động

Vệ sinh lớp cặn này có thể là bằng tay ( lồng thu cặn, cột thu cặn ) hoặc tự động ( cột thu cặn ) theo tín hiệu báo tự động.

Lưu ý rằng không phải vật chất đã bị điện phân đều được thu lại tại bộ thu cặn mà phụ thuộc vào công nghệ của bộ thu cặn, do đó lắp thêm bộ lọc 5- 50 micron, chẳng hạn như lọc cát sẽ mang lại hiệu quả cao.

  • Tại Anot (Anode – cực dương)

Sinh ra 1 số chất không ổn có tính oxi hóa, ổn định tạm thời, trong đó HClO mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát vi khuẩn,  tảo. Tuy nhiên nồng độ tạo ra phụ thuộc rất nhiều vào tính chất của nước.

Xử lý tảo, vi sinh

Xử lý tảo, vi sinh

Nhiều mã số, dễ dàng chọn lựa

Chúng tôi có nhiều mã số phù hợp cho mọi năng suất chuẩn phổ biến dễ dàng đáp ứng cho bất kỳ hệ thống nào.

– Đối với thiết bị từ trường quấn dây, năng suất phổ biến từ nhỏ có đường kính từ 25 mm 500 mm. Nếu cần năng suất cao hơn thì vui lòng liên lạc chúng tôi vì cần phải khảo sát kỹ hơn.

– Các bộ thu cặn gồm:

  • 1 hoặc nhiều bộ thu cặn sử dụng chung 1 tủ điện nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư.
  • 1 hoặc nhiều cột thu cặn sử dụng chung 1 tủ điện, có thể vận hành bằng tay hoặc tự động hoặc có thể kết nối chung với tủ điện trung tâm qua bộ điều kiển PLC, nên rất thuận lợi cho việc giám sát, điều khiển và bảo trì.

3. Bộ điện phân để diệt khuẩn, thu cặn tải cao tốc độ cao và vệ sinh tự động
( UCE – ECO; HRESC )

3.1 Thông tin kỹ thuật:

3.2 Ebook

Bộ lọc tự động vệ sinh (ASCF)

Bộ điện phân để diệt khuẩn, thu cặn tải cao tốc độ cao và vệ sinh tự động ( UCE – ECO; HRESC )

3.3 Yêu cầu báo giá

It’s so simple. Just send your request will receive the best solution and cost.

Thật là quá đơn giản. Hãy gởi yêu cầu đến chúng tôi thì sẽ có giải pháp và chi phí tốt nhất

ASCF

Quotation inquiry HERE

Yêu cầu báo giá ở ĐÂY

HRESC

Quotation inquiry HERE

Yêu cầu báo giá ở ĐÂY

4. Sơ đồ lắp đặt tham khảo

Sơ đồ lắp đặt mang tính tham khảo, ứng dụng cho một số trường hợp

1. Hệ thống giải nhiệt

UCE-Chiller1

1. Hệ thống chiller

UCE-Chiller2

3. Hệ thống lò hơi

UCE-Boiler

4. Xử lý nước sạch

UCE-Water-Treatment

Riêng đối với áp dụng bộ từ trường cho màng RO thì chỉ cần quấn xung quanh đường ống cấp nước vào màng sẽ hạn chế cặn bám, giảm lượng hóa chất chống cặn tiêu thụ