Viên nén chống tắc nghẽn máy lạnh, AHU, FCU đã và đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi như kho lạnh, bệnh viện, văn phòng, xí nghiệp… để xử lý và kiểm soát một số loại vi khuẩn, tảo gây tắc nghẽn và có hại cho con người ngay từ đầu người trực tiếp vận hành.
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin chi tiết về các xử lý và sản phẩm này nhé!
Mục lục
- 1. Tại sao nên dùng viên nén chống tắc nghẽn và diệt khuẩn cho AHU, FCU, máy lạnh
- 2. Cách sử dụng viên nén chống tắc nghẽn AHU, FCU, máy lạnh
- 3. Đóng gói và bảo quản viên nén chống tắc nghẽn hệ thống lạnh
- 4. Vi khuẩn Legionella gây bệnh và cách kiểm soát
- 5. Các cách để hạn chế vi khuẩn Legionella, lớp bẩn sinh học khác tại AHU, FCU
1. Tại sao nên dùng viên nén chống tắc nghẽn và diệt khuẩn cho AHU, FCU, máy lạnh
Để có thêm thông tin, vui lòng tham khảo bài viết “Tiết kiệm nước tháp giải nhiệt” và “Thu nước từ không khí”.
Các thiết bị trao đổi nhiệt có nhiệt độ thấp như AHU, FCU, tủ lạnh, máy lạnh, kho lạnh… của văn phòng, trường học, trung tâm thương mại, bệnh viện, khách sạn… thường gặp một số vấn đề về vi sinh, tảo, làm tắc nghẽn, gây mùi độc hại và tắc nghẽn tại các máng nước và ống nước. Việc này lúc đầu thì có vẻ bình thường nhưng sau đó sẽ trở nên trầm trọng.
Các vi khuẩn gây bệnh lan truyền trong không khí như Legionella, một số khác thì sinh ra các khí H2S, NH3 gây khó chịu
AHU-FCU-7014 là viên nén tiện lợi trong chống tắc nghẽn, tránh ăn mòn cho AHU, FCU, máy lạnh
Để tránh bị sự cố này, nên sử dụng viên nén chống tắc nghẽn hệ thống lạnh FCU-AHU-7014 nhằm đảm bảo các máng nước luôn sạch, loại bỏ hết mùi.
Viên nén chống tắc nghẽn FCU-AHU chuyên dùng cho các máng nước thu được từ việc tách ẩm không khí, có độ hòa tan lâu, khoảng 2 – 3 tháng, tính chất trung tính, đảm bảo không gây ăn mòn cho vật liệu kim loại và tiện lợi trong sử dụng, lưu trữ.
Máng thu nước dùng và không dùng viên AHU-FCU-7014
2. Cách sử dụng viên nén chống tắc nghẽn AHU, FCU, máy lạnh
Dùng khoảng 5 viên nén chống tắc nghẽn hệ thống lạnh cho diện tích 1m2, cần bố trí đều, tại lỗ thoát phải có 1 viên. Tùy lượng bụi trong không khí xung quanh mà có thể đặt nhiều hơn. Tuy nhiên, cần đảm bảo các máng có độ dốc để tránh nước đọng lại nhiều, thời gian sử dụng khoảng 2 – 3 tháng.
Lưu ý: Nếu máng bị tảo thì cần vệ sinh sạch trước khi dùng viên nén chống tắc nghẽn. Khi vệ sinh thì không được đưa chất bẩn vào đường thoát, vì sẽ tiếp tục gây tắc nghẽn và phải thu chất thải riêng.
Vệ sinh ống tắc nghẽn bằng cách ngâm hóa chất nhưng không nên vệ sinh cách này
3. Đóng gói và bảo quản viên nén chống tắc nghẽn hệ thống lạnh
- Trọng lượng: 20 gram/viên, kích thước: 35mm.
- AHU-FCU-7014 được đóng gói từng viên bằng bao bì nhựa.
- Đóng gói vỉ nhôm: 4 viên, 8 viên, 16 viên.
- Biện pháp bảo quản an toàn: Bảo quản nơi khô ráo tại nhiệt độ thường, tránh xa tầm tay trẻ em.
——————————————————
4. Vi khuẩn Legionella gây bệnh và cách kiểm soát
4.1. Tổng quan về Legionella
Hiện đã có nhiều tài liệu, thông tin đề cập đến nguy cơ gây chết người do Legionella. Do đó, chúng tôi chỉ tổng hợp các điểm chính. Nội dung dưới đây có dùng thông tin trên mạng và tại https://en.wikipedia.org/wiki/Legionella.
- Legionella là một loại vi khuẩn gram âm, bao gồm các vi khuẩn gây bệnh Legionellosis hoặc Legionnaire, đáng chú ý nhất là L.pneumophila. Có thể dễ dàng hình dung Legionella phổ biến trong nhiều môi trường, với ít nhất 50 loài và 70 nhóm huyết thanh đã được xác định.
- Legionella được đặt tên sau đợt bùng phát “căn bệnh bí ẩn” chưa được biết đến vào tháng 7 năm 1976 đã làm 221 người bị bệnh, khiến 34 người chết.
- Dịch bệnh này truyền qua không khí.
- Tại Hoa Kỳ, căn bệnh này ảnh hưởng từ 8.000 đến 18.000 cá nhân mỗi năm.
- Việc sử dụng Vaccin: Không có thuốc chủng ngừa bệnh Legionellosis đã được duyệt, chỉ có loại thuốc đang nghiên cứu, nếu có thì cũng phải tốn nhiều thời gian nữa mới được cấp phép.
- Giới hạn kiểm soát Legionella cho hệ thống của từng Quốc gia ở các nước phát triển cũng khác nhau ít nhiều. Nhìn chung, việc này đang thật sự được quan tâm nhiều hơn ở các nước để đạt tiêu chuẩn an toàn cao.
- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo và thống kê dịch bệnh từ lâu.
Hình dạng Legionella pneumophila và sống trong phổi
Một số triệu chứng do vi khuẩn Legionella gây ra
4.2. Các nơi có mật độ Legionella cao
Legionella cũng như các loại vi sinh vật khác, nếu hội tụ đủ điều kiện thì chúng sẽ tồn tại (có mầm mống gây bệnh từ không khí và nơi để bám trụ) và phát triển (ánh sáng, độ ẩm, dinh dưỡng, oxy…).
4.2.1 Tháp giải nhiệt
- Là nơi tốt nhất để vi khuẩn tồn tại, phát triển và lan truyền qua không khí, người vận hành. Một số tháp giải nhiệt đặt tại nơi mà xung quanh là các tòa nhà có nhiều rủi ro hơn.
Legionella sống bám trong tháp và bay theo quạt, gió
- Nghiên cứu trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm (2006) đã cung cấp bằng chứng cho thấy L.pneumophila – tác nhân gây bệnh Legionnaires, có thể di chuyển ít nhất 6km từ nguồn lây lan qua đường không khí.
- Một nhóm các nhà khoa học Pháp đã xem xét chi tiết về một trận dịch bệnh Legionnaires diễn ra ở Pas-de-Calais – miền Bắc nước Pháp vào năm 2003 – 2004. Trong số 86 trường hợp được xác nhận trong đợt bùng phát, có 18 trường hợp tử vong.
>>> Xem thêm: Hóa chất vệ sinh tháp giải nhiệt
4.2.2. Tại các máng AHU, FCU, máy lạnh
- Tại đây độ ẩm rất cao, chất bẩn bám nhiều tại các dàn Coil là điều kiện tốt để vi khuẩn và Legionella phát triển. Đây là không gian chật hẹp, khí tồn lưu và có người vận hành tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, sau đó người này lây lan cho người kia.
Các dàn Coil bẩn là điều kiện tốt cho Legionella sống và phát triển
4.2.3. Đường ống dẫn nước
- Các đường ống bị bẩn, không được vệ sinh, diệt khuẩn định kỳ sẽ là nơi sống và lan truyền Legionella.
- Đường ống nước dẫn đến khắp nơi sử dụng như nhà dân, trường học, tòa nhà…
Hình ảnh đường ống cắt ngang có chứa nhiều vi khuẩn
4.2.4. Các nơi khác có thể tìm thấy Legionella
Nước uống, hồ bơi, đài phun nước, nước thải sau xử lý, Legionella có mặt trong cả dầu cắt công nghiệp…
4.3. Cách kiểm soát vi khuẩn Legionella
Phòng bệnh Legionella hơn là chữa bệnh
- Đảm bảo hệ thống luôn sạch sẽ thông qua xử lý nước và không khí, hạn chế tối đa việc màng sinh học là nơi tốt nhất để vi khuẩn phát triển.
- Kiểm tra định kỳ 3 – 6 tháng/lần tất cả các vị trí có nguy cơ cao. Có nhiều khách hàng làm tốt hơn tiêu chuẩn, quy định đưa ra là hằng tháng kiểm tra và xử lý – kiểm soát kịp thời.
- Tùy theo từng hệ thống mà cách xử lý, kiểm soát cũng khác nhau. Hãy liên lạc chúng tôi – Công ty Hợp Nhất để được hỗ trợ nhanh nhất cho từng trường hợp!
—————————–
5. Các cách để hạn chế vi khuẩn Legionella, lớp bẩn sinh học khác tại AHU, FCU
Trong tất cả các nơi mà không khí được cấp lạnh, đặc biệt là hệ thống điều hòa, máy điều hòa thì cần phải đảm bảo sạch khuẩn. Vi khuẩn có từ không khí và phát triển tại các máng nước. Đặc biệt, những nơi yêu cầu cao gọi là phòng sạch như phòng cách ly, chăm sóc đặc biệt, đơn vị cấy ghép tủy, xương, phòng phẫu thuật, dãy phòng ung thư và khu vực trị liệu hô hấp – nơi có khả năng tìm thấy bệnh nhân bị nhiễm trùng; các phòng thí nghiệm vi sinh, thực phẩm, dược phẩm, công nghệ cao như bo mạch điện tử…
- Thiết kế máng nước có độ nghiêng phù hợp để hạn chế nước tồn đọng hoặc cần có bơm để hút tự động khi máng nước đầy.
Bơm nước tại máng AHU và máy lạnh trong phòng
Đảm bảo không bị nhỏ giọt trong khu vực như phòng cách ly, phòng chăm sóc đặc biệt, đơn vị cấy ghép tủy, xương, phòng phẫu thuật, dãy phòng ung thư.
5.1. Xử lý diệt khuẩn trong không khí
Tích hợp đèn UV sau lọc bụi của AHU
Gắn đèn UV cho đường khí tổng
Tích hợp đèn UV tại từng FCU, máy lạnh
5.2. Sử dụng viên nén chống tắc nghẽn hệ thống lạnh AHU-FCU-7014
(Như đã đề cập ở phần đầu – As mentioned at the beginning)
Trên đây là những thông tin liên quan đến viên chống tắc nghẽn hệ thống lạnh cũng như cách xử lý, kiểm soát vi khuẩn Legionella, hy vọng đã giúp khách hàng có thêm thông tin hữu ích. Ngoài ra, trong trường hợp cần được tư vấn chi tiết về phương pháp chống tắc nghẽn trong AHU, FCU, máy lạnh,… vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Hợp Nhất để được hỗ trợ nhanh nhất.