UNITED CHEMICAL & ENVIRONMENT TECHNOLOGY CO., LTD

Contact (Zalo, WeChat): 0918.676.245 ky@uce.com.vn   (Zalo): 0937.626.245 sales@uce.com.vn

Nguồn nước ngầm, nước bề mặt hiện nay được xử lý phổ biến trong sinh hoạt, sản xuất. Chính vì thế, nhu cầu xử lý nước ngầm, nước bề mặt được xem là cấp thiết để đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như phục vụ tốt nhất cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, cần tìm hiểu chất lượng và xử lý nước ngầm, nước bề mặt cũng như áp dụng phương pháp phù hợp thì mới mang lại hiệu quả cao nhất.

1. Tìm hiểu chất lượng và xử lý nước ngầm, nước bề mặt để đạt tiêu chuẩn nước sạch, dùng trong sinh hoạt

Mục đích xử lý nước các nguồn từ giếng, sông, suối, ao, hồ… là để đạt chất lượng nước chung cho sinh hoạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT, sau đó tùy nhu cầu mà có các bước xử lý tiếp theo.

Các quy định và hướng dẫn cụ thể đã được đề cập tại Quy chuẩn này, bao gồm cách lấy mẫu, tần suất lấy mẫu, tiêu chuẩn phân tích… rất dễ dàng cho cơ quan quản lý, cung cấp nước sạch và cả người sử dụng.

Chúng tôi đính kèm quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT để quý khách dễ dàng tham khảo.

Sau đây là vài điểm chính được trích từ quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT.

Điều 5. Thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch

1.Tất cả các thông số chất lượng nước sạch phải được thực hiện tại phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận được công nhận phù hợp với TCVN ISO/IEC 17025 và đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.

2. Thông số chất lượng nước sạch nhóm A: Tất cả các đơn vị cấp nước phải tiến hành thử nghiệm.

3. Thông số chất lượng nước sạch nhóm B: Các thông số phải thử nghiệm thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành trên cơ sở lựa chọn các thông số đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

4. Đơn vị cấp nước phải tiến hành thử nghiệm toàn bộ các thông số chất lượng nước sạch của nhóm A và nhóm B trong danh mục các thông số chất lượng nước sạch quy định tại Điều 4 Quy chuẩn này trong các trường hợp sau đây:

  • Trước khi đi vào vận hành lần đầu.
  • Sau khi nâng cấp, sửa chữa lớn có tác động đến hệ thống sản xuất.
  • Khi có sự cố về môi trường có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch.
  • Khi xuất hiện rủi ro trong quá trình sản xuất có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
  • Định kỳ 03 năm một lần kể từ lần thử nghiệm toàn bộ các thông số gần nhất.

5. Thử nghiệm định kỳ:

  • Tần suất thử nghiệm đối với thông số chất lượng nước sạch nhóm A: Không ít hơn 01 lần/1 tháng.
  • Tần suất thử nghiệm đối với thông số chất lượng nước sạch nhóm B: Không ít hơn 01 lần/6 tháng.
  • Tùy theo tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể quy định tần suất thử nghiệm nhiều hơn tần suất quy định tại điểm a và b khoản này.

Điều 6. Số lượng và vị trí lấy mẫu thử nghiệm

1. Số lượng mẫu lấy mỗi lần thử nghiệm:

  • Đơn vị cấp nước cho dưới 100.000 dân: Lấy ít nhất 03 mẫu nước sạch.
  • Đơn vị cấp nước cho từ 100.000 dân trở lên: Lấy ít nhất 04 mẫu nước sạch và cứ thêm 100.000 dân sẽ lấy thêm 01 mẫu.

2. Vị trí lấy mẫu: 01 mẫu tại bể chứa nước đã xử lý của đơn vị cấp nước trước khi đưa vào mạng lưới đường ống phân phối, 01 mẫu lấy ngẫu nhiên tại vòi sử dụng cuối mạng lưới đường ống phân phối, các mẫu còn lại lấy ngẫu nhiên tại vòi sử dụng trên mạng lưới đường ống phân phối (bao gồm cả các phương tiện phân phối nước như xe bồn hoặc ghe chở nước)..

3. Đối với cơ quan, đơn vị, khu chung cư, khu tập thể, bệnh viện, trường học, doanh nghiệp, khu vực có bể chứa nước tập trung: Lấy ít nhất 02 mẫu gồm 01 mẫu tại bể chứa nước tập trung và 01 mẫu ngẫu nhiên tại vòi sử dụng. Nếu có từ 02 bể chứa nước tập trung trở lên thì mỗi bể lấy ít nhất 01 mẫu tại bể và 01 mẫu ngẫu nhiên tại vòi sử dụng.

4. Trong trường hợp có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, tình hình dịch bệnh: Có thể tăng số lượng mẫu nước lấy tại các vị trí khác nhau để thử nghiệm.

Điều 7. Phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử

Phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm thông số chất lượng nước sạch được quy định tại Phụ lục số 01 của Quy chuẩn này.

===================

2. Tìm hiểu chất lượng và xử lý nước ngầm, nước bề mặt qua kiến thức phổ thông và chuyên môn

Nước đóng vai trò quan trọng không thể thiếu đối với bất kỳ ai trong đời sống và sản xuất. Vì vậy, thông tin liên quan đến nước vừa là kiến thức phổ thông, vừa mang tính chuyên môn rất cao để sử dụng trong mọi lĩnh vực.

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các học sinh tiểu học đã được học trong sách “Khoa học lớp 4” về cảm nhận, yêu quý và bảo vệ nguồn nước. Trong chuyên môn đã được luật hóa bằng các tiêu chuẩn khác nhau tùy thuộc vào mục đích dùng nước.

Học sinh lớp 4 được học về nước: yêu qúy, sử dụng và bảo vệ nguồn nước 1
Học sinh lớp 4 được học về nước: yêu qúy, sử dụng và bảo vệ nguồn nước 2
Học sinh lớp 4 được học về nước: yêu qúy, sử dụng và bảo vệ nguồn nước 3
Học sinh lớp 4 được học về nước: yêu qúy, sử dụng và bảo vệ nguồn nước 4
Học sinh lớp 4 được học về nước: yêu qúy, sử dụng và bảo vệ nguồn nước 5
Học sinh lớp 4 được học về nước: yêu qúy, sử dụng và bảo vệ nguồn nước 6
Học sinh lớp 4 được học về nước: yêu qúy, sử dụng và bảo vệ nguồn nước 7
Học sinh lớp 4 được học về nước: yêu qúy, sử dụng và bảo vệ nguồn nước 8

Học sinh lớp 4 được học về nước: yêu qúy, sử dụng và bảo vệ nguồn nước

3. Đặc điểm của nước ngầm (nước giếng)

Nước ngầm là nguồn nước ngọt, có từ lòng đất, thu được từ giếng đào theo kiểu truyền thống, độ sâu ít hoặc giếng khoan đến tầng sâu hơn (vài chục mét).

Hiện nay, nước ngầm bị ô nhiễm rất nhiều, đặc biệt các khu gần nơi xả thải, chưa được kiểm soát tốt. Chất thải từ các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề… được thải ra và ngấm vào lòng đất, ảnh hưởng đến giếng đào, giếng khoan. Chính vì thế, áp dụng các phương pháp xử lý nước ngầm, xử lý nước giếng khoan thành nước sinh hoạt là vấn đề cấp bách cần thực hiện.

Tìm hiểu chất lượng và xử lý nước ngầm, nước bề mặt đã cho kết quả rằng các thành phần có trong nước ngầm bị ảnh hưởng từ các nguồn sau:

– Địa chất tự nhiên của khu đất. Ví dụ: Địa chất vôi thì độ cứng cao, địa chất không chặt thì chất bẩn lơ lửng cao, khu khoáng chất có kim loại nặng cao…

– Ngấm từ nước thải bề mặt hoặc các bể chôn lấp chất thải gây hại: Đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm, trong đó các hợp chất hữu cơ, vô cơ từ công nghiệp hóa chất đóng vai trò chủ yếu gây các bệnh nan y từ sơn, nhuộm, thuốc trừ sâu… Quản lý tốt việc xả thải này sẽ góp phần bảo vệ nguồn nước, giảm thiểu thời gian, chi phí áp dụng các phương pháp xử lý nước ngầm. Ngược lại, không chỉ làm ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh mà còn gây khó khăn, tốn kém, thậm chí là không thể lấy chất độc hại ra khỏi đất.

– Dịch chuyển trong lòng đất từ khu khác đến khu này: Gần biển thì có thể bị nhiễm mặn khi mực nước biển dâng cao hay mực nước ngầm xuống thấp, nước ngầm chảy qua địa tầng có kim loại nặng cao…

Hiện nay, việc khai thác nước ngầm đã được luật hóa theo Nghị định 167/2018/NĐ-CP quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất, đã chỉ rõ khu vực nào được phép khai thác với lượng cho phép.

Kết quả tìm hiểu chất lượng và xử lý nước ngầm, nước bề mặt cho thấy rằng, sử dụng cho sinh hoạt thì lượng nước ngầm không nhiều nhưng cho mục đích công nghiệp, tưới nước nông nghiệp thì mới tiêu hao lượng nước lớn. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu này thì cần chuyển sang các nguồn khác, cụ thể là nước bề mặt như nước sông, suối đạt, nước mưa, thu nước từ không khí, tái sử dụng nước thải đã qua xử lý thành nước sinh hoạt hoặc sử dụng cho nhiều mục đích khác.

Nhận dạng nguồn nước bị ô nhiễm để áp dụng các phương pháp xử lý nước ngầm phù hợp

Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước ngầm

4. Đặc điểm nước bề mặt (sông, suối, ao, hồ)

Hiện nay, nước bề mặt bị ô nhiễm nặng nề rất dễ nhận biết, có thể dựa vào các dấu hiệu như: mùi hôi thối bốc lên; lượng vi sinh vật có hại tăng lên; các chỉ số COD, BOD, chất rắn lơ lửng tăng lên; cá chết hàng loạt do những cơn mưa đầu mùa; tảo, thực vật phát triển nhanh trên các mặt sông, suối, ao, hồ…

Không chỉ chất lượng mà số lượng cũng bị giảm đáng kể, các dòng sông, suối bị cạn kiệt nhanh hơn trước vào mùa nắng, vừa gây thiếu nước, vừa là nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng xâm nhập mặn, gây ra rất nhiều khó khăn cho đời sống, sản xuất.

Tiết kiệm thời gian, chi phí khi áp dụng các phương pháp xử lý nước ngầm nếu xác định chính xác đặc điểm, nguyên nhân ô nhiễm của nguồn nước

Nguyên nhân gây ô nhiễm nước ngầm và nước mặt

Qua tìm hiểu chất lượng và xử lý nước ngầm, nước bề mặt, nguyên nhân gây ô nhiễm và thiếu hụt nước rất nhiều. Để đảm bảo hạn chế ô nhiễm cũng như giảm bớt chi phí cho việc áp dụng các phương pháp xử lý nước ngầm thì phải thực hiện tốt, đồng bộ từ ý thức – hạnh động của cá nhân, tập thể đến thực thi pháp luật.

5. Các phương pháp xử lý nước ngầm, nước bề mặt và một số tính chất cần biết

STT Thông tin cơ bản Nước giếng (ngầm)

Nước bề mặt

(sông, suối, hồ)

1 pH (độ chua) Thường thấp do khí CO2 hòa tan, khu vực có đá vôi thì pH cao hơn. Trung tính, ít dao động.
2 Fe, Mn (phèn) Luôn có trong nước giếng, khác nhau từng khu vực, địa tầng và theo mùa. Thấp.
3 Độ cứng (Ca, Mg) Dao động theo từng khu vực. Thay đổi nhiều theo lượng nước mưa tiếp xúc với địa chất từng nơi.
4 Kim loại nặng Thường phát hiện nhiều ở nước ngầm. Nếu ứng dụng làm nước sinh hoạt, cần áp dụng các phương pháp xử lý nước ngầm thật kỹ. Không cao nhưng nếu bị ảnh hưởng từ nước thải thì sẽ rất cao.
5 Chất bẩn lơ lửng, hữu cơ Thường thấp, địa chất không chặt thì sẽ cao. Thường cao, thay đổi nhiều vào đầu mùa mưa.
6 Mùi hôi (do H2S, NH3) Thường thấp, chỉ có vài giếng bị chôn vùi hữu cơ phân hủy thì khí này mới nhiều. NH3 dao động nhiều do phân hủy hữu cơ, H2S thường thấp.
7 Khí, gas CO2 Thường cao. Thấp, do đã chuyển sang HCO, CO32-.
8 Khí, gas O2 Rất thấp. Cao, có thể bão hòa.
9 Asen (vô cơ gây độc ) Có thể tùy thuộc vào địa chất hoặc bị ngấm từ nước thải vào. Thấp.
10 TDS và Clorua (muối) Thường thấp nhưng giếng bị nhiễm mặn thì sẽ rất cao. Sẽ cao vào đầu mùa mưa hoặc sông lớn gần biển.
11 Vi sinh vật Chỉ có vi sinh kỵ khí nhưng rất thấp. Cao hoặc rất cao do có đủ điều kiện tốt phát triển như oxy hòa tan, dinh dưỡng, nhiệt độ.

6. Một số chỉ tiêu phổ biến liên quan trực tiếp đến sức khỏe

Khi nước quá bẩn thì bằng cảm quan có thể nhận biết một số điểm bất thường qua màu, mùi, vị. Tuy nhiên, còn rất nhiều độc tố khác trong nước chỉ có thiết bị chuyên dụng phân tích và đúng phương pháp kiểm nghiệm nước mới phát hiện được.

Vì nước là thành phần chủ yếu trong cơ thể người, từ tiêu hóa đến vận chuyển các chất đi khắp mọi cơ quan để thực hiện trao đổi chất. Do đó, các ảnh hưởng trực tiếp từ nước đến cơ thể sẽ ngay lập tức gây ra các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, căng thẳng, mệt mỏi… đến tích lũy nguy hại lâu dài mà đôi khi khó phát hiện, biểu hiện như chậm lớn, giảm trí nhớ, hệ miễn dịch giảm, sinh ra các bệnh tật khác, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng mà không thể chữa được.

Khi tìm hiểu chất lượng và xử lý nước ngầm, nước bề mặt thì dễ dàng có thể thấy rằng có nhiều cách để áp dụng các phương pháp xử lý nước ngầm, nước bề mặt bị ô nhiễm theo một hay vài chỉ tiêu nào đó. Tùy thuộc vào lượng nước tiêu thụ và có cần xử lý tiếp theo cho nhu cầu khác cao hơn nữa hay không mà chọn công nghệ xử lý phù hợp với chi phí đầu tư, vận hành.

Ví dụ: Cùng một nguồn nước bị nhiễm sắt nhưng dùng cho sinh hoạt gia đình năng suất nhỏ và cho nhà máy năng suất lớn thì các qui trình xử lý nước ngầm, nước bề mặt được áp dụng sẽ khác nhau.

Sau đây là vài chỉ tiêu phổ biến, có thể nhận biết qua cảm quan hoặc kiểm tra nhanh đơn giản.

6.1. pH

– Không thể đoán pH của nước bằng mắt thường mà phải dùng giấy quỳ hoặc máy để đo.

– pH thấp có vị chua, mùi tanh kim loại; pH cao có vị soda. Nâng pH bằng hóa chất phù hợp hoặc khử khí CO2.

Cần áp dụng các phương pháp xử lý nước ngầm nếu độ pH của nguồn nước không nằm trong mức quy định

Cần đảm bảo pH trong giới hạn cho phép ( 6.0 – 8.5)

6.2. Sắt (Fe2+, Fe3+)

– Sắt Fe2+ chứa ánh xanh lục nhạt, có thể di chuyển trong mạch nước ngầm và bị oxy hóa chuyển sang màu vàng gạch của Fe3+.

– Sắt bám ố vàng vào vật thể rất khó rửa.

Hình ảnh minh họa nước bị nhiễm sắt và cần áp dụng các phương pháp xử lý nước ngầm

Nước giếng bị nhiễm sắt nhiều cần được xử lý

– Mùi tanh khó chịu.

– Các phương pháp xử lý nước ngầm được thực hiện bằng cách oxy hóa thành Fe3+, lắng, lọc, hấp thụ hạt nhựa trao đổi ion.

6.3. Mangan (Mn2+)

– Mangan có từ nước giếng, màu nâu. Nguồn nước bị nhiễm sắt cũng thường bị nhiễm mangan.

Nước giếng chuyển sang màu nâu đỏ đậm nếu bị nhiễm mangan

Nước giếng chuyển sang màu nâu đỏ đậm nếu bị nhiễm mangan

– Mùi tanh khó chịu.

– Các phương pháp xử lý nước ngầm chứa mangan được thực hiện bằng cách oxy hóa, lắng, lọc, hấp thụ hạt nhựa trao đổi ion.

6.4. Độ cứng (Ca2+, Mg2+)

– Không phát hiện trực tiếp được mà phải đun sôi hoặc thử bằng bộ đo nhanh hoặc bằng máy chuyên dụng

Lớp cặn trên cốc

Độ cứng gây lớp cặn bám trên ly

– Sử dụng giẻ để lau cốc có chứa nước, đợi cho hơi nước bốc hơi thì lớp mờ còn lại có thể là do canxi, magie. Ngoài ra, có thể theo dõi một thời gian, nếu xuất hiện các tình trạng sau thì nguồn nước đã bị ảnh hưởng bởi độ cứng:

+     Đóng cặn bình đun nước.

+     Có sự thay đổi màu, mùi, vị của cafe, trà, xà phòng bị giảm bọt khi sử dụng nước có độ cứng cao.

– Nếu nước có độ cứng cao thì dùng lâu ngày thấy bám vôi lên các thiết bị

– Các phương pháp xử lý nước có độ cứng cao là làm mềm bằng hạt nhựa làm mềm, hạt nhựa dương, màng lọc RO. Tuy nhiên, độ cứng quá thấp (qua lọc màng RO, hạt nhựa ion) thì cũng không tốt cho cơ thể.

6.5. Chì (Pb)

– Nước thải có chứa chì (kể cả bụi) từ nhà máy ắc quy nhiều hơn trong tự nhiên, hệ thống đường ống kim loại lâu ngày bị rỉ sét, mục, làm tan ion chì vào hệ thống nước.

– Muốn giảm nồng độ chì cao trong nước thải thì loại bỏ keo tụ, tạo bông, lắng và dùng hóa chất để càng hóa (tạo phức) nhằm đạt giới hạn xả thải. Đối với nước có nồng độ chì thấp có thể dùng than hoạt tính hấp thụ một phần, sau đó sử dụng màng RO vì không loại bỏ được bằng oxy hóa hay đun sôi.

– Đối với chì từ bụi không khí thì đầu tiên rửa khí bằng thiết bị lọc khí bằng nước, nghĩa là đưa chì từ không khí vào nước thải, sau đó tiếp tục xử lý như vừa đề cập

– Không nhận biết được màu, mùi, vị nếu chì nhiễm trong nước. Tuy nhiên, nếu nước giếng bị nhiễm sắt do ống thép bị ăn mòn hoặc đường ống dẫn bị ăn mòn thì cần kiểm tra để biết có độc tố chì hay không, từ đó có các phương pháp xử lý nước phù hợp.

6.6. Asen (As) – Thạch tín

– Độc tố này rất nguy hiểm cho sức khỏe con người và động vật nhưng khó phát hiện do không màu, không mùi, không vị. Tuy nhiên, thường có mặt cùng với sắt và mangan.

– Có mặt ở nhiều khu vực khác nhau trong nước ngầm, tan ra do oxy hóa trầm tích và ngấm từ thuốc trừ sâu, diệt cỏ và chất thải công nghiệp (được mô tả như hình).

Sử dụng nước chứa độc tố asen gây ảnh hưởng sức khỏe

Sử dụng nước chứa độc tố asen gây ảnh hưởng sức khỏe

– Các phương pháp xử lý nước ngầm chứa asen được thực hiện bằng cách oxy hóa, lắng, lọc, hấp thụ than hoạt tính và vật lọc khác. Có thể dùng màng RO hoặc hạt nhựa để loại bỏ triệt để.

– Có thể kiểm tra nhanh bằng các bộ đo ngay tại chỗ (test kit). Định kỳ nên đo tại các trung tâm có thiết bị chuyên môn cao.

6.7. Chất hữu cơ và tạp chất khác liên quan trong nước (TC, COD, BOD, TDS, SS…)

Nước bề mặt bị ô nhiễm

Nước bề mặt bị ô nhiễm

– Chủ yếu xuất hiện ở nước bề mặt (sông, suối) hơn là nước ngầm.

– Có mùi hôi do chứa khí H2S, NH3… phân hủy từ thực vật, động vật, hệ thống xả thải.

– Độ đục, chất bẩn lơ lửng cao.

– Phân hủy thành NH4+, NO2, NO3.

– Đi kèm là vi sinh rất cao.

– Cách xử lý là oxy hóa, lắng, lọc, tiệt trùng (vui lòng tham khảo quy trình công nghệ xử lý nước sông thành nước sinh hoạt).

6.8. Clorua – Độ mặn

– Nước bị nhiễm mặn vẫn không mùi, không màu.

– Rất dễ phát hiện qua vị giác.

Nước bị nhiễm mặn cần được xử lý nhanh chóng

Nước bị nhiễm mặn cần được xử lý nhanh chóng

– Nước sông gần cửa biển hoặc nước ngầm các khu vực gần bờ biển dễ bị nhiễm mặn theo mùa.

– Nước nhiễm mặn không thể sử dụng trực tiếp, gián tiếp cho người, chăn nuôi, nông nghiệp và kể cả công nghiệp

– Áp dụng các phương pháp xử lý nước ngầm nhiễm mặn là một vấn đề khá tốn kém, cần sử dụng màng RO, hạt nhựa trao đổi ion âm, chưng cất. Sử dụng nước mưa đi kèm diệt khuẩn định kỳ là giải pháp an toàn cho nguồn nước trong thời gian cần thiết.

6.9. Vi khuẩn

– Rất khó phát hiện bằng cảm quan, một số trường hợp có thể nhận thấy mùi hôi nhưng lúc đó đã bị nhiễm nặng.

– Nước bề mặt nhiễm khuẩn rất nặng, nước ngầm chủ yếu là vi khuẩn ăn mòn sắt.

– Nước chưa được diệt khuẩn trước khi làm nước đá thì vẫn còn vi khuẩn.

Nước bề mặt có nguy cơ chứa vi khuẩn cao

Nước đá vẫn phát hiện nguy cơ chứa vi khuẩn cao

– Để diệt khuẩn không khó, được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào lượng nước sử dụng, chẳng hạn:

  • Đun sôi diệt 100% vi khuẩn là hình thức phổ biến ở từng gia đình. Tuy nhiên, sau khi đun sôi cũng không để được lâu vì sẽ nhiễm khuẩn lại từ không khí.
  • Dùng đèn UV, máy Ozone nhưng cần tuần hoàn để đảm bảo diệt hết.
  • Dùng viên hóa chất: Chlorine và các hợp chất của Chlorine.

6.10. Mùi hôi, vị lạ

– Bất kể mẫu nước có màu gì thì cũng đã bị ô nhiễm vì phải là không màu, không mùi, không vị. Trong đó, các ô nhiễm được đề cập ở trên có thể được biểu hiện ít nhiều qua màu sắc của nước.

– Nước không màu nhưng lại có mùi, vị lạ thì cũng đã bị ô nhiễm.

– Mùi, vị lạ hầu như lúc nào cũng đi chung với nhau.

– Mùi, vị lạ có nhiều nguyên nhân cần phải tìm hiểu để tiến hành ngăn chặn, áp dụng các phương pháp xử lý nước ngầm đúng cách.

STT  Mùi, vị Xảy ra chủ yếu
TC NM NN
  Ghi chú: TC = Thủy cục ; NM = Nước mặt; NN = Nước ngầm
1 Nước thủy cục có mùi hôi có thể do lượng chất diệt khuẩn từ hợp chất của Chlorine, Chloramine B… còn cao. Chlorine rất dễ phát hiện do mùi đặc trưng. *    
2 Vị chua gây ra do pH thấp.     *
3 Mùi tanh là mùi kim loại, chủ yếu là sắt và Mn trong nước ngầm, thường đi kèm màu gạch – nâu.     *
4 Mùi khai do khí NH3 có được từ phân hủy chất hữu cơ chứa nhiều protein như ngành thủy sản.   *  
5 Mùi trứng thối do khí H2S sinh ra chất hữu cơ hoặc có SO4 bị phân hủy kỵ khí.     *
6 Vị mặn do nước bị nhiễm mặn (Clorua hoặc TDS quá cao) xảy ra tùy theo mùa.   * *
7 Các mùi vị bất thường khác do vi sinh hoặc chất bẩn tồn tại gây ra. * * *

Bảng: Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước ngầm – QCVN 09-MT: 2015/BTNMT

STT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
1  pH 5,5 – 8,5
2  Chỉ số pemanganat mg/l 4
3  Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/l 1,500
4  Độ cứng tổng số (tính theo CaCO3) mg/l 500
5  Amoni (NH4+ tính theo N) mg/l 1
6  Nitrit (NO2 tính theo N) mg/l 1
7  Nitrat (NO3 tính theo N) mg/l 15
8  Clorua (Cl) mg/l 250
9  Florua (F) mg/l 1
10  Sulfat (SO42-) mg/l 400
11  Xyanua (CN) mg/l 0,01
12  Asen (As) mg/l 0,05
13  Cadimi (Cd) mg/l 0,005
14 Chì (Pb) mg/l 0,01
15 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,05
16 Đồng (Cu) mg/l 1
17 Kẽm (Zn) mg/l 3
18 Niken (Ni) mg/l 0,02
19 Mangan (Mn) mg/l 0,5
20 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001
21 Sắt (Fe) mg/l 5
22 Selen (Se) mg/l 0,01
23 Aldrin µg/l 0,1
24 Benzene hexachloride (BHC) µg/l 0,02
25 Dieldrin µg/l 0,1
26 Tổng Dichloro diphenyl trichloroethane (DDTs) µg/l 1
27 Heptachlor & Heptachlor Epoxide µg/l 0,2
28 Tổng Phenol mg/l 0,001
29 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1
30 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1
31 Coliform MPN hoặc CFU/100 ml 3
32 E.Coli MPN hoặc CFU/100 ml Không phát hiện thấy

Bảng: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước bề mặt theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT

STT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
A B
A1 A2 B1 B2
1 pH   6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9
2 BOD5 (20oC) mg/l 4 6 15 25
3 COD mg/l 10 15 30 50
4 Oxy hòa tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2
5 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100
6 Amoni (NH4+ tính theo N) mg/l 0,3 0,3 0,9 0,9
7 Clorua (Cl) mg/l 250 350 350
8 Florua (F) mg/l 1 1,5 1,5 2
9 Nitrit (NO2, tính theo N) mg/l 0,05 0,05 0,05 0,05
10 Nitrat (NO3, tính theo N) mg/l 2 5 10 15
11 Phosphat (PO43-, tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5
12 Xyanua (CN) mg/l 0,05 0,05 0,05 0,05
13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1
14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01
15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05
16 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05
17 Tổng Crom mg/l 0,05 0,1 0,5 1
18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1
19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2
20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1
21 Mangan (Mn) mg/l 0,1 0,2 0,5 1
22 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002
23 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2
24 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5
25 Aldrin µg/l 0,1 0,1 0,1 0,1
26 Benzene hexachloride (BHC) µg/l 0,02 0,02 0,02 0,02
27 Dieldrin µg/l 0,1 0,1 0,1 0,1
28 Tổng Dichloro diphenyl trichloroethane (DDTS) µg/l 1,0 1,0 1,0 1,0
29 Heptachlor & Heptachlor Epoxide µg/l 0,2 0,2 0,2 0,2
30 Tổng Phenol mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02
31 Tổng dầu, mỡ (oils & grease) mg/l 0,3 0,5 1 1
32 Tổng các bon hữu cơ (Total Organic Carbon, TOC) mg/l 4
33 Tổng hoạt độ phóng xạ anpha Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1
34 Tổng hoạt độ phóng xạ beta Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0
35 Coliform MPN hoặc CFU/ 100 ml 2,500 5,000 ,7500 10,000
36 E.Coli MPN hoặc CFU/ 100 ml 20 50 100 200

Ghi chú:

– Việc phân hạng A1, A2, B1, B2 đối với các nguồn nước bề mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau, được sắp xếp theo mức chất lượng giảm dần. Trong đó:

  • A1 – Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông thường), bảo tồn động, thực vật thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.
  • A2 – Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.
  • B1 – Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự như loại B2.
  • B2 – Giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.