UNITED CHEMICAL & ENVIRONMENT TECHNOLOGY CO., LTD

Contact (Zalo, WeChat): 0918.676.245 ky@uce.com.vn   (Zalo): 0937.626.245 sales@uce.com.vn

Tái sử dụng nước thải là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay từ các cá nhân, doanh nghiệp, khu công nghiệp,… Chính vì thế, bài viết dưới đây, Công ty Hợp Nhất đã tổng hợp những câu hỏi được thắc mắc nhiều nhất cũng như các thông tin liên quan về nước thải tái sử dụng. Cùng tham khảo nhé!

1. Các câu hỏi hay gặp khi tái sử dụng nước thải

Xoay quanh vấn đề tái sử dụng nguồn nước thải, đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra, chẳng hạn: Nước thải đã đạt tiêu chuẩn xả ra môi trường thì tái sử dụng lại được không? Chi phí là bao nhiêu? Đắt hay rẻ hơn so với nước thủy cục?… Công ty Hợp Nhất sẽ cung cấp một số thông tin sơ bộ như sau:

1.1. Chất lượng nước thải như thế nào thì nên tiếp tục xử lý để sử dụng?

Ngoại trừ yếu tố như:

  • Các hệ thống đã thiết kế dự phòng sẵn hoặc đã chọn công nghệ phù hợp sẵn để sau này chỉ cần thêm bước tái sử dụng
  • Do phải bắt buộc tái sử dụng theo yêu cầu của khu công nghiệp
  • Thiếu nước nên phải bắt buộc tái sử dụng

Nhìn chung chất lượng nước thải sau xử lý nên phải đạt mức khá, tối thiểu cần cao hơn chất lượng nước bề mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT) hoặc nước ngầm (QCVN 09-MT:2015/BTNMT) thì tiếp tục xử lý để tái sử dụng vì chi phí cũng khá cao.

1.2. Tái sử dụng nước thải cần áp dụng công nghệ nào?

Ngoài chất lượng nước thải phải đạt trước khi tiếp tục xử lý như vừa trình bày ở trên thì trọng tâm chính là tái sử dụng nước thải để làm gì và số lượng bao nhiêu thì sẽ có công nghệ phù hợp đi kèm để tránh chi phí quá cao hoặc chất lượng không đạt.

Về mục đích thì có thể dựa vào 1 trong 4 nhóm được phân chia mục tiếp theo của Tổ chứ Y tế Thế giới hoặc dựa vào nhu cầu thực tế của nhà máy cần cho công đoạn sản xuất hay thiết bị phụ trợ nào.

Nếu dùng cho nhà máy, tòa nhà… thì đầu tiên thì đầu tiên phải đạt đến mức nước thủy cục, sau đó tùy thuộc vào từng mục đích mà tiếp tục xử lý tiếp.

Nếu sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt thì chất lượng phải đảm bảo đầy đủ tất cả các chỉ tiêu hóa – lý – vi sinh theo tiêu chuẩn QCVN:01-1:2018/BYT.

Chất lượng nước thải sau xử lý có thể vẫn còn chứa các mầm mống gây bệnh nếu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp như thực phẩm, dược phẩm, y tế, sinh hoạt hằng ngày nên chất lượng phải giám sát chặt tất cả các thông số.

Do đó, tùy thuộc vào chất lượng đang có và mục đích tái sử dụng nước thải cũng như năng suất để chọn công nghệ xử lý phù hợp như đề cập ở mục sau.

Tái sử dụng nguồn nước thải là giải pháp giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả cần được áp dụng rộng rãi

Tái sử dụng nguồn nước thải đang áp dụng rộng rãi

1.3. Chi phí đầu tư để tái sử dụng nước thải là bao nhiêu?

– Ngoài việc phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn đã đăng ký, bao gồm các vấn đề liên quan đến tiết kiệm nước, năng lượng… mà doanh nghiệp, khu công nghiệp yêu cầu khi mở rộng năng suất sản phẩm thì cần thống kê lượng nước tiêu thụ phải tái sử dụng vì chi phí đầu tư và vận hành là khá cao. Nói cách khác cho dễ hiểu hơn, chi phí đầu tư và vận hành trung bình của 1 m3 từ hệ thống có năng suất 1m3/giờ, 10m3/giờ và 100m3/giờ là hoàn toàn khác nhau. Năng suất càng cao thì chi phí trung bình cho mỗi đơn vị càng thấp.

– Chất lượng nước thải sau xử lý có thể vẫn còn chứa các mầm mống gây bệnh nếu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp như thực phẩm, dược phẩm, y tế, sinh hoạt hằng ngày. Nói cách khác, chi phí đầu tư và vận hành trung bình của 1 m3 từ hệ thống có năng suất 1m3/giờ, 10m3/giờ và 100m3/giờ là hoàn toàn khác nhau. Năng suất càng cao thì chi phí càng thấp.

– Tái xử lý, tái sử dụng cho trạm tập trung có chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, hiện nay trạm xử lý tập trung, tái sử dụng có số lượng rất thấp, chủ yếu cho công ty có nhu cầu nước cao, hoạt động trong các lĩnh vực như nhuộm, giấy, xi mạ, xử lý bề mặt kim loại, sơn, giày da,…

– Nếu mục tiêu là tái sử dụng nước thải thì nên tính toán chọn công nghệ ngay từ đầu để xử lý triệt để trước khi tái sử dụng, vì nếu tiếp tục thêm một bước xử lý, tái sử dụng thì sẽ tốn kém hơn rất nhiều, hoặc sử lý nước sông thay cho tái sử dụng nước thải.

>> Xem thêm: Xử lý nước sông thành nước sinh hoạt 

2. Phân loại các nhóm nước tái sử dụng

2.1. Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO (4 nhóm)

Nhóm 1: Tưới cây, làm sạch đường; dội, rửa toilet; cung cấp nước phục vụ cho nhu cầu chữa cháy, tái tạo cảnh quan sông, hồ trong đô thị.

  • Yêu cầu chất lượng không cao.
  • Nguồn nước để tiếp tục xử lý và sử dụng: Nước thải sinh hoạt.

Nhóm 2: Tiêu thụ cho nông lâm.

  • Cần nắm rõ chất lượng và số lượng cho từng loại cây trồng cụ thể.
  • Nguồn nước từ nước thải sinh hoạt hoặc công nghiệp, có thể xử lý thêm nếu cần thiết.

Nhóm 3: Tiêu thụ cho công nghiệp.

  • Chất lượng nhóm này rất đa dạng, tùy thuộc vào ngành công nghiệp của từng nhà máy.
  • Nguồn nước từ nước thải sinh hoạt hoặc công nghiệp.

Nhóm 4: Bổ sung cho nước ngầm.

  • Chất lượng phải đạt tối thiểu theo tiêu chuẩn nước ngầm (QCVN 09-MT:2015/BTNMT).
  • Phải có giám sát, đánh giá từ cơ quan quản lý Nhà nước để tránh ô nhiễm mạch nước ngầm

2.2. Theo nhu cầu của nhà máy và công ty

Trong thực tế, dựa vào yêu cầu chất lượng nước chúng tôi đã phân loại thành các 4 nhóm mà có liên quan đến sử dụng cho 1 nhà máy sản xuất để dễ dàng thảo luận, cùng với yêu cầu cụ thể của từng dự án thì sẽ có phương án tốt nhất.

Nước thải được tái sử dụng cho các mục đích khác nhau của 1 nhà máy

4 nhóm nước chất lượng khác nhau của 1 nhà máy, công ty

3. Công nghệ phổ biến để tái sử dụng nước thải là gì?

Hiện nay, một số công nghệ đã được áp dụng để tái sử dụng nguồn nước thải. Việc lựa chọn công nghệ nào sẽ phụ thuộc vào mức chất lượng của nước thải đã xử lý cũng như mục tiêu và lượng tái sử dụng. Do tùy từng loại nước thải mà quy định xả thải cũng khác nhau, nên khi có trường hợp cụ thể thì mới lên phương án tính toán chi tiết về đầu tư, vận hành cũng như chất lượng đạt được.

Sau đây là mô hình chung để hình dung việc tái sử dụng nước thải sẽ phải lắp đặt thêm những thiết bị nào.

Tổng thể sơ đồ hệ thống xử lý nước thải

Tổng thể sơ đồ tái sử dụng nước thải

4. Tái sử dụng nước thải cho tháp giải nhiệt và các mục đích khác

Có thể nói, nước tái sử dụng được dùng nhiều nhất  là cho tháp giải nhiệt, tiếp theo là ngành nhuộm và tưới cỏ tại các sân golf quy mô lớn. Việc tái sử dụng nước thải cho tháp giải nhiệt hoặc các mục đích khác cần được thực hiện với công nghệ phù hợp để đảm bảo chất lượng nguồn nước cũng như tối ưu chi phí nhất.

Hãy liên lạc với chúng tôi – Công ty Hợp Nhất để được tư vấn công nghệ tái sử dụng nguồn nước thải với chi phí thấp nhất!