Để việc xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt đạt hiệu quả tốt nhất cần được thực hiện đúng phương pháp theo quy trình khoa học. Đồng thời, kết hợp với loại hóa chất phù hợp.
Xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt bao gồm các cách vệ sinh tháp giải nhiệt và các phương án xử lý để tránh cho tháp giải nhiệt bị cáu cặn.
Trong bài viết này, hãy cùng Công ty Hợp Nhất tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, tác hại cũng như các biện pháp xử lý cáu cặn cho tháp giải nhiệt hiệu quả nhất.
Mục lục
1. Nguyên nhân và tác hại của cặn bám trong hệ thống giải nhiệt
1.1. Đặc điểm của cặn bám trong tháp giải nhiệt
Vui lòng tham khảo bài “Hóa chất tháp giải nhiệt” để có thêm thông tin
Tháp giải nhiệt là nơi cặn bám bẩn nhiều thứ hai sau hệ thống nước thải trong các nhà máy, tòa nhà. Cặn bám gây ra rất nhiều tổn thất, nguy hại không chỉ tại tháp giải nhiệt mà còn cho cả hệ thống, trong đó bộ trao đổi nhiệt bị ảnh hưởng nhiều nhất.
– Mất hiệu quả truyền nhiệt, tắc nghẽn, gây cản trở cho sản xuất.
– Mau hư hại hệ thống do cặm bám gây ra ăn mòn.
– Chứa hệ vi khuẩn Legionella gây hại đến sức khỏe và môi trường.
– Lớp bùn bẩn sinh học gồm tảo, bùn, vi sinh, cặn mềm, sau đó chuyển thành cứng gây hư tấm tản nhiệt, thậm chí sập ngã tháp.
– Có nhiều trường hợp vệ sinh không hiệu quả hoặc phải thay tấm tản nhiệt, làm tăng chi phí bảo trì.
Cặn, bùn, tảo không xử lý => Tích lũy trong tháp => Ngấm nước gây quá tải trọng, sập tháp giải nhiệt
1.2. Cách tránh hoặc hạn chế cặn bám tháp giải nhiệt
– Chọn tháp giải nhiệt gió (air chiller) sẽ không còn phiền phức trong việc vệ sinh phần nước, tuy nhiên cũng phải vệ sinh các tấm tản nhiệt do bụi từ không khí, và chỉ dùng cho năng suất nhỏ do chi phí đầu tư cao, diện tích lắp đặt lớn.
– Xử lý nước trước khi vào tháp, tùy theo thành phần trong nước có các yếu tố tích lũy nguy hại, chẳng hạn, tháp làm mềm nước để giảm bớt độ cứng, lọc cát hoặc lọc UF để loại bỏ chất bẩn lơ lửng, hệ lọc RO giảm bớt Silica và TDS…
– Hóa chất xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt cần được sử dụng để ngăn ngừa cáu cặn.
– Cần bể lắng lớn cho tháp có chất dinh dưỡng cao như nhà máy đường, hay cặn nhiều của nhà máy thép, tách dầu ra khỏi hệ thống giải nhiệt trực tiếp của các nhà máy thép…
– Lọc tuần hoàn các chất bẩn lơ lửng ra khỏi tháp, trong đó lọc cát là phổ biến, đơn giản, dễ vận hành nhất.
Công ty Hợp Nhất đã thi công hệ thống lọc cát cho tháp giải nhiệt nhà máy thép, mang lại hiệu quả cao
1.3. Vệ sinh cáu cặn tháp giải nhiệt mang lại nhiều lợi ích
– Tránh tắc nghẽn, đảm bảo hệ thống đủ năng suất và hoạt động liên tục.
– Tránh cặn bám tích lũy nhiều trong tấm tản nhiệt, đến lúc quá nhiều có thể không vệ sinh được, dẫn đến hư hại nặng phải thay.
– Tránh ăn mòn, kéo dài tuổi thọ.
– Tránh tổn thất nhiệt.
– Kiểm soát tốt Legionella.
2. Cách xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt
Nếu không quản lý tốt dẫn đến tháp giải nhiệt bị cặn nhiều, dù là cặn mỏng Silicat thì việc xử lý cũng không hề đơn giản. Bởi vì:
– Lớp cặn bám chứa nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần lại tan trong một loại hóa chất vệ sinh tháp giải nhiệt.
– Khó tuần hoàn đều cho các tấm tản nhiệt hoặc phải sử dụng bơm tuần hoàn có lưu lượng lớn, đầu phun rộng. Khi tuần hoàn dễ bị cặn bẩn bám lại.
– Khó xịt sâu vào lớp giữ.
Có nhiều cách để xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt, gồm:
2.1. Xịt bằng bơm cao áp định kỳ cho các tấm giải nhiệt
Việc này đơn giản nhưng chỉ làm sạch khi lớp bẩn ít, mềm. Hầu hết tháp giải nhiệt có dùng hóa chất bảo trì thì mới áp dụng phương pháp này.
Vệ sinh tháp và xử lý Legionella định kỳ tại tòa nhà với hóa chất LegionTrol-CL2550
2.2. Xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt bằng hóa chất
– Vệ sinh online: Chỉ thực hiện định kỳ khi hệ thống không quá bẩn, nhưng cần loại bỏ chất bẩn ra khỏi hệ thống để tránh bám ngược lại.
– Vệ sinh offline: Sử dụng hóa chất phù hợp với tính chất của cặn bám, tuần hoàn cả hệ thống với thời gian từ 2 – 8 giờ, sau đó xả bỏ và dùng bơm cao áp để xịt sạch lại tấm tản nhiệt. Phương án này đơn giản, nhưng chỉ áp dụng cho hệ thống nhỏ.
Vệ sinh toàn bộ hệ thống giải nhiệt tại nhà máy gỗ MDF với hóa chất ND-SM10
2.3. Chỉ vệ sinh tấm tản nhiệt bằng hóa chất
– Vệ sinh tại chỗ: Cho hóa chất xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt phù hợp đã được tính toán vào từng tháp riêng. Sau đó, tuần hoàn bằng bơm ngoài để đảm bảo hóa chất tiếp xúc toàn bộ các tấm tản nhiệt từ 2 – 8 giờ. Cuối cùng, xịt lại bằng nước.
Vệ sinh cáu cặn tháp giải nhiệt 12.000 RT tại nhà máy đường với hóa chất ND-H701
– Tháo tấm tản nhiệt để vệ sinh:
Phương pháp xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt này rất hiệu quả, nhưng tốn kém thời gian và không gian. Lưu ý: Việc tháo và lắp lại phải cẩn thận đúng vị trí ban đầu.
Cách thực hiện: Ngâm từng tấm tản nhiệt vào bồn đã pha sẵn hóa chất phù hợp từ 5 – 30 phút theo mức độ và tính chất của loại cặn bám. Sau đó, mang ra ngoài xịt lại bằng nước.
3. Các loại hóa chất xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt hiệu quả nhất
Chúng tôi am hiểu tính chất nguồn nước và thành phần cặn bám, từ đó có những loại hóa chất phù hợp để mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng và tiết kiệm.
Vui lòng tham khảo một số loại hóa chất xử lý tháp giải nhiệt tại: https://uce.com.vn/vi/hoa-chat-ve-sinh-dich-vu-tron-goi/
4. Tại sao nên chọn Công ty Hợp Nhất để thực hiện an toàn, hiệu quả?
Xem thêm: 300 công trình thực hiện
Để xử lý cáu cặn hiệu quả nhất đòi hỏi đơn vị thực hiện phải có chuyên môn cao, có thể xác định chính xác tính chất của từng loại cặn và chọn hóa chất phù hợp với tháp giải nhiệt. Việc thử cặn bám với từng loại hóa chất là cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế khó thực hiện được vì nhiều lý do.
Với hơn 300 công trình, bao gồm vệ sinh các kiểu tháp giải nhiệt, đầy đủ các loại hóa chất phù hợp, nhân sự am hiểu và có kinh nghiệm, phòng thí nghiệm để hỗ trợ,… Công ty Hợp Nhất sẽ giúp quý công ty yên tâm trong việc vệ sinh này.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất!