Hiện tượng nước nhiễm mặn hay nước lợ gây ra nhiều khó khăn cho sinh hoạt, sản xuất,… Chính vì thế, đã có nhiều biện pháp được áp dụng để xử lý nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt. Vậy, cách xử lý nào cho hiệu quả tốt nhất, vừa thực hiện đơn giản, vừa tiết kiệm chi phí?
Mục lục
- 1. Tìm hiểu sự khác biệt giữa nước nhiễm mặn và nước mặn
- 2. Cách xử lý nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt
- 2.1. Chưng cất để có hơi nước (Chỉ nên tham khảo, không nên áp dụng thực tế)
- 2.2. Dùng hạt nhựa để loại bỏ muối (Chỉ phù hợp với quy mô công ty)
- 2.3. Vận chuyển nước ngọt đến nơi bị nhiễm mặn
- 2.4. Xử lý nước nhiễm mặn bằng hệ thống lọc nước RO
- 2.5. Xử lý nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt cho người khó khăn
- 2.6. Hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm
1. Tìm hiểu sự khác biệt giữa nước nhiễm mặn và nước mặn
Hiện nay, các tỉnh miền Tây và một số nơi ven biển bị nhiễm mặn rất nhiều do sự xâm lấn của nước biển vào đất liền, biến đổi khí hậu và một số nguyên nhân khác, trong đó có xuất phát từ con người.
Nước nhiễm mặn là nước ngọt bị nước mặn hay nước biển nhiễm lấn vào, có nhiều muối nhưng trong đó chủ yếu là NaCl. Nước ngọt bị nhiễm mặn qua 2 đường:
– Mạch nước ngầm: Mùa khô kéo dài làm mực nước ngầm xuống thấp, tạo điều kiện cho nước biển xâm nhập.
– Mực nước ngầm giảm trong khi nước biển dâng: Mực nước sông, suối bị hạ thấp cùng mực nước biển dâng cao đã đi vào sâu hơn các con sông, suối, đất liền của vùng trũng, ven biển.
Dù độ mặn trong nước nhiễm mặn không cao nhưng cũng gây thiệt hại lớn về thiếu nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, cây ăn trái, chăn nuôi, thủy sản nước ngọt… Chính vì thế, xử lý nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt là nhu cầu cấp thiết hiện nay.
Đất, nước bị nhiễm mặn gây khó khăn cho sinh hoạt, trồng trọt
Không chỉ thiếu nước ngọt, dư nước nhiễm mặn mà khi đất đã bị nhiễm mặn thì phải tốn nhiều nước hoặc sau một thời gian mưa ngấm đủ mới rửa được muối ra khỏi đất.
Xử lý nước nhiễm mặn khó hơn rất nhiều so với xử lý nước mặn (nước biển) vì:
– Ngoại trừ nước sinh hoạt được cấp bởi công ty cấp nước hoặc thường dùng nước mưa như các hộ dân thì nước sinh hoạt chỉ có từ xử lý nước giếng khoan hay xử lý nước mặt của sông, suối.
Các nguồn nước chủ yếu để cấp cho sinh hoạt
– Khi nguồn nước bị nhiễm mặn thì phải thêm phần xử lý nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt, thay đổi các hệ thống xử lý hiện tại vì không xử lý được muối.
Phải thêm bước “Xử lý nước nhiễm mặn” vào hệ thống xử lý hiện tại
– Trong khi đó, hệ thống xử lý nước mặn quanh năm thì có thể giải quyết một cách dễ dàng hoặc chỉ cần cải tạo một phần là sẽ xử lý nước giếng khoan thành nước sinh hoạt, xử lý nước sông thành nước sinh hoạt tốt nhất. Tuy nhiên, việc này rất hiếm khi xảy ra vì hệ thống lọc nước biển là nguồn nước luôn mặn.
– Ngược lại, từ hệ thống đang có là xử lý nước sông, nước giếng để xử lý nhiễm mặn thì rất khó khăn do chi phí loại bỏ mặn là rất cao
2. Cách xử lý nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt
2.1. Chưng cất để có hơi nước (Chỉ nên tham khảo, không nên áp dụng thực tế)
Dùng năng lượng để làm bốc hơi nước hoặc đun sôi như năng lượng mặt trời, điện, củi, than… Sau đó, làm nguội sẽ thu được một lượng nước sinh hoạt không còn muối. Tuy nhiên, phương án xử lý nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt này chỉ để tham khảo, không mang lại hiệu quả khi áp dụng vào thực tế, vì:
– Tốn rất nhiều năng lượng, chi phí để có lượng nước mong muốn.
– Phải tốn nhiều thời gian.
– Nước chưng cất vẫn chứa các tạp chất khác có độ sôi nhỏ hơn độ sôi của nước là 100oC, chủ yếu là hợp chất hữu cơ chứa các khí hòa tan. Do không còn chứa Ca, Mg và một số khoáng chất khác nên nước chưng chất có vị nhạt, vừa khó uống, vừa không đảm bảo lượng khoáng cho sức khỏe.
– Chỉ phù hợp cho phòng thí nghiệm.
2.2. Dùng hạt nhựa để loại bỏ muối (Chỉ phù hợp với quy mô công ty)
Sử dụng hạt nhựa cation và anion để loại muối và các ion khác ra khỏi nước thì nước sẽ không còn muối. Tuy nhiên, phương pháp xử lý nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt này chỉ áp dụng cho các hệ thống lớn của nhà máy vì hạt nhựa phải tái sinh rất phức tạp và cần tiệt trùng, bổ sung lại khoáng chất.
2.3. Vận chuyển nước ngọt đến nơi bị nhiễm mặn
Việc vận chuyển cũng là cách nhanh, linh động để có nước ngọt sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất. Vận chuyển bằng xe bồn thì sẽ đi sâu hơn vào từng khu, hẻm nhưng hạn chế số lượng, nếu xa thì chi phí có thể tăng. Vận chuyển bằng sà lan sẽ được số lượng lớn nhưng phụ thuộc vào mực nước sông lên, xuống trong ngày và tiếp tục dùng xe để chuyển như vừa đề cập.
2.4. Xử lý nước nhiễm mặn bằng hệ thống lọc nước RO
Sử dụng màng thẩm thấu ngược RO hiện nay được xem là phổ biến, hiệu quả và đơn giản nhất để xử lý nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt.
– Năng suất nào cũng có thể đáp ứng, từ hộ cá nhân đến cụm gia đình hoặc ở quy mô công ty sản xuất. Thiết bị cũng tùy thuộc vào ngân sách nên giá cả sẽ khác nhau.
– Muốn có nước chỉ cần bật công tắc để máy hoạt động, gắn thêm đèn UV sau màng RO là được nước uống tại chỗ hoặc đóng chai sử dụng di động.
Sử dụng màng lọc RO để xử lý nước nhiễm mặn và bổ sung lại khoáng chất thành nước sinh hoạt
Nước nhiễm mặn sau khi lọc qua màng RO thì loại bỏ gần như toàn bộ các ion trong nước, không còn chất khoáng. Vì vậy, có thể bổ sung khoáng bằng cách thêm 5 – 20% tùy theo độ nhiễm mặn đã lọc khi lọc tinh 5 micro trước màng RO. Có thể lượng khoáng này chưa đủ theo quy định nước thủy cục nhưng cũng tốt hơn là dùng nước không có khoáng.
Máy lọc RO có năng suất 1m3/giờ đủ cho gia đình, gia súc và tưới cây ăn trái trong vườn
Lưu ý rằng, nước xả bỏ của máy lọc RO trong hệ thống lọc nước RO không được xả vào đất vì nếu ngấm lâu ngày sẽ làm nhiễm mặn cho đất. Nước xả bỏ có độ mặn gấp 3 – 4 lần độ mặn chưa xử lý, do đó phải pha loãng với nước nhiều lần bằng cách xả bỏ chậm trả lại nơi có nước nhiễm mặn vào lúc thủy triều lên, xuống.
Xử lý nước nhiễm mặn bằng hệ thống lọc RO cho nhà máy sản xuất cần năng suất lớn
2.5. Xử lý nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt cho người khó khăn
Sử dụng nước mưa, dự trữ nước ngọt
Đơn giá cho 1m3 nước RO là không cao nhưng để có máy lọc RO dùng cho cả gia đình (chưa kể cho gia súc, cây trồng) là điều khó khăn. Cách tốt nhất là tiết kiệm nước và giữ lại nước mưa trong thời gian bị hạn hán, nhiễm mặn.
Tồn trữ nước mưa theo kiểu truyền thống là sử dụng các thùng chứa bằng gốm sứ và ngày nay có thể mua các thùng làm bằng tấm nhựa mềm, có thể xếp lại khi không cần thiết. Cần lưu ý rằng, nước mưa vẫn phải đun sôi trước khi sử dụng vì có thể nhiễm khuẩn và không được dùng nước đầu mùa mưa vì có chứa axit cao hoặc từ mái nhà bị bẩn.
Lọc nước mưa đơn giản, xả bỏ bẩn từ đáy
Dự trữ sẵn thùng chứa nước ngọt quan trọng không kém nhu yếu phẩm trong cuộc sống. Tuy nhiên, cần lưu ý là nước ngọt trữ này cần đun sôi để tránh vi khuẩn.
Lu chứa, bồn trữ nước mưa, nước ngọt
Bồn di động, xếp gọn khi không sử dụng
2.6. Hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm
– Trong thời gian qua, việc lắp đặt máy lọc nước nhiễm mặn để có nước ngọt cho bà con khó khăn là điều rất đáng quý, giúp bà con đủ nước ăn uống, sinh hoạt, không lo thiếu nước uống hay phải uống nước bẩn, nhưng còn nhiều vùng vẫn rất mong muốn được giúp đỡ.
– Tuy nhiên, để có nguồn nước ngọt cho gia súc, trồng trọt, chăn nuôi thì đây phải là dự án lớn của Nhà nước theo quy mô tỉnh, vùng, quốc gia hoặc của công ty lớn vì chiếm nhiều vốn để xử lý nhiễm mặn.
Đoàn thanh niên hỗ trợ xử lý nước sạch cho dân nghèo
Như vậy, có nhiều cách khác nhau để có nước ngọt ở vùng nước mặn phục vụ tốt cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất. Trong đó, xử lý bằng hệ thống lọc nước RO là một phương pháp đơn giản và phổ biến hiện nay.
Nếu cần tìm hiểu thêm hoặc có nhu cầu lắp đặt hệ thống xử lý nước nhiễm mặn, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi – Công ty Hợp Nhất để được hỗ trợ nhanh chóng.